Nhiều Mô Hình Ứng Dụng GAP Thành Công
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết những mô hình ứng dụng Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thành công đều có sự gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ, có vai trò của doanh nghiệp hoặc nhà nước hỗ trợ chứng nhận và tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, trong lĩnh vực trồng trọt, ngoài VietGAP rau, quả, chè, lúa, cà phê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, còn có các GAP khác như GlobalGAP, 4C, UTZ Certified, Rain Forest, MetroGAP...
Từ năm 2008 đến nay, cả nước có khoảng 70.000 ha sản xuất theo GAP hoặc theo hướng GAP.
Một số mô hình thành công điển hình phải kể đến là sản xuất thanh long. Bình Thuận đã có hơn 5.000ha/15.000ha được chứng nhận VietGAP, kế hoạch đến năm 2015 toàn bộ 15.000 ha thanh long được chứng nhận VietGAP.
4C (Common Code for the Coffee Community – Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê). Bộ Quy tắc 4C bao gồm các nguyên tắc xã hội, kinh tế và môi trường trong việc sản xuất và kinh doanh cà phê nhân bền vững.
Hay như sản xuất cà phê vùng Tây Nguyên, đến năm 2009 có 19.995 hộ, 29.586 ha, sản lượng 93.600 tấn cà phê nhân được chứng nhận Utz Certified và 16.000 hộ, 28.500 ha, 90.000 tấn cà phê nhân được chứng nhận 4C (Bộ Quy tắc chung cho Cộng đồng Cà phê - Hiệp hội 4C là một Hiệp hội mở dựa trên cơ chế thị trường nhằm cổ động và khuyến khích tính bền vững trong chuỗi sản xuất cà phê nhân)... Toàn bộ sản phẩm chứng nhận được tiêu thụ với giá cao hơn.
Đối với sản xuất chè, toàn bộ 1.600 ha chè của Công ty Phú Bền- Phú Thọ được chứng nhận Rain Forest do lãnh đạo Công ty tập trung đầu tư, chỉ đạo và có đầu ra ổn định...
Định hướng trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trương tiếp tục đẩy mạnh áp dụng GAP trong sản xuất, vì đây là xu thế phát triển tất yếu và trong Luật An toàn thực phẩm đã quy định phải thiết lập khuôn khổ pháp lý và tổ chức thực hiện lộ trình bắt buộc áp dụng GAP trong quá trình sản xuất.
Với định hướng trên, Bộ và các địa phương sẽ tăng cường hướng dẫn các cơ sở sản xuất, đặc biệt lĩnh vực rau, quả tự tổ chức lại sản xuất, trước hết thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật theo hướng VietGAP nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn.
Có thể bạn quan tâm
Trở lại vùng sản xuất và kiểm định giống thuỷ sản tập trung An Hải (Ninh Phước), tôi chợt bâng khuâng nhớ về một ngày cách nay 20 năm, khi lần đầu tiên cùng một đồng nghiệp đi ngang qua đây để đến Phú Thọ, một thôn hẻo lánh thuộc phường Đông Hải (Phan Rang-Tháp Chàm).
Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.