Nhiều Hộ Nuôi Vịt Làm Chuồng Trại Trên Sông Nguy Cơ Phát Tán Dịch Bệnh Cao Ở Châu Thành A (Hậu Giang)
Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có đàn vịt khoảng 255.000 con. Bên cạnh nuôi vịt chạy đồng, nuôi nhốt trong ao mương, thì nhiều hộ dân còn làm chuồng nuôi vịt trên sông, nguy cơ phát tán dịch bệnh cao.
Mặc dù ngành thú y không khuyến khích nuôi vịt theo hình thức này, nhưng theo tập quán rất nhiều hộ nuôi vịt nhỏ lẻ dọc các tuyến kênh thuộc xã Trường Long A, Trường Long Tây làm chuồng vịt trên sông. Nhiều hộ tháng nào cũng nuôi mới từ 20 - 60 con, có hộ không báo tăng đàn với thú y địa phương, gây khó cho ngành chức năng quản lý dịch bệnh.
Vì vậy, nếu dịch cúm gia cầm bùng phát ở một đàn, thì rất dễ lây ra diện rộng và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, do phân vịt thải trực tiếp vào nguồn nước. Trong khi một bộ phận người dân còn sử dụng nước sông trong sinh hoạt. Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, thú y địa phương tích cực rà soát tiêm vắc-xin cho đàn vịt nuôi trên sông này, đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương vận động hộ dân chuyển sang nuôi cách ly nguồn nước sông và xa khu dân cư.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.
Do lũ rút, cua đồng ít dần nên giá cua tại các chợ huyện, thị, thành ở tỉnh An Giang đã tăng đáng kể. Cụ thể giá cua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, còn càng cua giá 120.000 - 160.000 đồng/kg.
Từ tháng 6.2013, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn thí điểm mô hình nuôi heo thịt trên nền đệm lót sinh thái. Ông Lê Thương, Trưởng phòng Thông tin - huấn luyện (Trung tâm KN-KN tỉnh) cho biết, đệm lót sinh thái trên nền chuồng chăn nuôi chủ yếu sử dụng mùn cưa hoặc trấu. Mùn này đựơc rải lên nền chuồng, sau đó kết hợp với một lớp men vi sinh vật có ích.