Kết Luận Của Thủ Tướng Đối Với Nhiều Đề Nghị Của Hội Nông Dân VN

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam nghiên cứu tiếp thu trong quá trình sửa đổi Luật đất đai năm 2003.
Về chính sách đất đai, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chuẩn bị sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 1474/CT-TTg ngày 28/8/2011, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2012 để đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho nhân dân.
Nhà nước cần có quy hoạch sử dụng đất một cách khoa học, cụ thể cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; hạn chế tối đa việc lấy đất nông nghiệp, đất lúa.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cơ chế để nông dân vay vốn không phải nộp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, hướng dẫn cụ thể.
Có chính sách thu mua nông sản dư thừa
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về chủ trương Nhà nước có chính sách thu mua nông sản dư thừa. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Trung ương Hội Nông dân đề xuất cơ chế hỗ trợ phù hợp để tạm trữ nông sản.
Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân về việc ưu tiên thu mua nông sản được sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, trình Chính phủ Đề án Chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp tốt.
Cơ chế tham gia xây dựng chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Trung ương Hội Nông dân về việc có cơ chế để Hội Nông dân Việt Nam được trực tiếp tham gia từ đầu trong việc xây dựng các chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan chủ trì đề án mời Hội Nông dân Việt Nam tham gia từ đầu trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đồng thời, đề nghị Hội Nông dân Việt Nam tích cực và chủ động tham gia việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách này.
Có thể bạn quan tâm

Tại xã Vĩnh Xương, Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) tổ chức hội thảo “Sử dụng thức ăn công nghiệp trong mô hình nuôi lươn thương phẩm”. Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu, quy trình nuôi lươn thương phẩm trên địa bàn phần lớn sử dụng thức ăn tươi sống, như: Ốc, cua, cá...

Hiện có một nghịch lý đang diễn ra là trong khi giá các loại thực phẩm từ thịt lợn, gà, trứng… xuất chuồng đều giảm mạnh nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao. Nguyên nhân là các loại thực phẩm đã qua rất nhiều khâu trung gian mới có mặt trên thị trường.

Theo UBND huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 2-2013 đến nay, nghêu nuôi ở khu vực biển Tân Thành có hiện tượng chết bất thường trên diện rộng, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho người dân nuôi nghêu. Theo nhiều người dân nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông, năm 2013, hoạt động nuôi nghêu của bà con ven biển Tân Thành gặp nhiều khó khăn do nghêu ốm, nhiều cát, giá nghêu sụt giảm mạnh trong khi nghêu nuôi các tỉnh phía Bắc liên tục đổ vào Nam với giá cả rẻ hơn cả nghêu nuôi tại địa phương. Trong vài tháng nay, giá nghêu thương phẩm chỉ ở mức 19.000-21.000 đồng/kg, giảm 10.000-12.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái. Đến khi nghêu chết, thương lái không mua hoặc mua với số lượng ít, nên người nuôi nghêu khó có thể thu hoạch để chạy bệnh.