Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Ở Quảng Yên (Quảng Ninh)
Nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ninh đã phối hợp với Trạm Khuyến nông TX Quảng Yên thực hiện dự án “trồng thử nghiệm nấm rơm” trên địa bàn thị xã. Mô hình này bước đầu được đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao. Nhiều hộ dân sau khi tham gia mô hình đã nhân rộng sản xuất ở những vụ tiếp theo.
Sau khi tham dự lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm sò tại địa phương do Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông thị xã tổ chức, gia đình anh Trương Thanh Đông, phường Yên Giang đã bị cuốn hút bởi quy trình trồng nấm khá dễ dàng, chi phí thấp mà lại cho hiệu quả kinh tế cao. Anh Đông cho biết: “Trồng nấm kỹ thuật khá đơn giản, không tốn công sức, nguyên liệu trồng nấm chủ yếu là rơm rạ vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường.
Tham gia mô hình, chúng tôi được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn chi tiết từ cách chuẩn bị rơm rạ, làm khuôn đến đặt giống và cách chăm sóc. Việc trồng một số loại nấm ăn trên nguyên liệu rơm, rạ không khó, chủ yếu tập trung ở khâu xử lý nguyên liệu, cấy giống; chăm sóc nấm đơn giản chủ yếu giữ độ ẩm là được khi nấm xuất hiện cần tưới bằng nước sạch.
Mặt khác trồng nấm ăn mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt còn tận thu được các sản phẩm phụ từ sản xuất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động khi nông nhàn. Gia đình tôi đã trồng hơn 500 bịch nấm rơm, nấm sò. Khi cho thu hoạch, bình quân, mỗi ngày một bịch nấm cho thu hoạch từ 4 đến 5kg. Đây là nguồn thu đáng kể cho gia đình tôi”.
Được biết, mô hình trồng nấm do Sở Khoa học và Công nghệ cùng với Trạm Khuyến nông Quảng Yên triển khai trên địa bàn thị xã với quy mô trên 200 tấn nguyên liệu với 50 hộ gia đình tham gia. Đến nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn TX Quảng Yên đã mở rộng diện tích trồng nấm ăn; ngoài nấm rơm các hộ còn trồng thêm nấm sò trắng, sò tím, nấm mỡ.
Nhiều hộ gia đình đã có thu nhập cao từ mô hình này như: hộ anh Trương Thanh Đông, phường Yên Giang; anh Đinh Quang Hinh, xã Sông Khoai và nhiều hộ gia đình khác ở phường Đông Mai, Minh Thành…
Từ thành công của mô hình này, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện sẽ tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân triển khai nhân rộng trên địa bàn toàn huyện, nhằm thu hút nguồn lao động dôi dư ở nông thôn và tận thu triệt để nguồn nguyên liệu dồi dào từ sản phẩm phụ trong sản xuất lúa theo hướng hiệu quả, bền vững.
Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông Trạm Khuyến nông Quảng Yên: Mô hình trồng nấm là một mô hình mới tại địa phương, bước đầu cho hiệu quả cao. Trên cơ sở mô hình này, các hộ dân sẽ nắm bắt được kỹ thuật, tiếp tục mở rộng sản xuất. Mô hình đã tạo ra mối liên hệ khép kín trong sản xuất nông nghiệp, không gây ô nhiễm môi trường, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
Related news
Anh Phan Văn Thảo ở xã Thiện Nghiệp, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một trong những người đi đầu trong việc trồng thử nghiệm mô hình nấm rơm trên bông thải. Bước đầu cho thấy sự khả quan, có thể mở ra cơ hội nâng cao thu nhập cho người dân.
Dù nguồn vốn không lớn nhưng Quỹ hỗ trợ nông dân được xem như “bà đỡ” góp phần tạo điều kiện để nhiều nông dân huyện Phú Ninh chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả.
Chủ tịch UBND xã Thoại Giang (Thoại Sơn - An Giang) Đinh Văn Hiền cho biết, từ nguồn vốn xóa đói giảm nghèo, 30 hộ nghèo của xã được hỗ trợ 120 triệu đồng thực hiện mô hình nuôi rắn hổ hèo. Với chi phí đầu tư thấp, không đòi hỏi nhiều diện tích, tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên, mô hình này đem lại nguồn lợi nhuận khá lý tưởng cho các hộ nuôi.