Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Cá Tầm Trên Địa Bàn Huyện Đại Từ

Tác giả:
Ngày đăng: 19/05/2012
Từ nay đến tháng 11-2013, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đại Từ được tỉnh Thái Nguyên giao triển khai Dự án “Nhân rộng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ nuôi cá Tầm” với kinh phí thực hiện là trên 200 triệu đồng, được trích từ nguồn sự nghiệp khoa học của tỉnh. Theo đó, khu vực được lựa chọn để nuôi cá tầm là vùng nước lạnh thuộc các xã nằm ven dãy núi Tam Đảo của huyện.
Đại Từ là huyện đầu tiên được lựa chọn nhân rộng mô hình nuôi cá tầm của tỉnh. Được biết, chương trình nuôi thử nghiệm cá tầm được tỉnh bắt đầu khởi động từ cuối năm 2009, tại xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng (Võ Nhai) do Trung tâm Thủy sản tỉnh triển khai, sau đó giao lại cho Công ty Cổ phần K69 Quỳnh Lưu thực hiện tiếp và cho kết quả tốt khi giá trị thu về đạt khoảng 2 tỷ đồng.
Tiếp đó, đến cuối năm 2010, Trung tâm Thuỷ sản tỉnh lại tiếp tục nuôi thử nghiệm 120 con cá tầm ở khu vực xóm Kẽm, xã La Bằng (Đại Từ). Số cá này được thả từ tháng 10-2010, khi mới thả, mỗi con cá chỉ nặng khoảng 10 gr, có chiều dài khoảng 12 cm, nhưng sau 1 năm (khi thu hoạch), nhiều con đã có trọng lượng trên 2 kg. Thành công bước đầu từ mô hình nuôi thử nghiệm cá tầm ở La Bằng là cơ sở để tỉnh ta nhân rộng mô hình này trên địa bàn huyện Đại Từ.
Có thể bạn quan tâm

Dày công cực khổ cả năm trời trồng rau theo quy trình VietGAP, ấy thế mà khi chứng nhận lại không đạt tiêu chuẩn, “Tất cả chỉ tại con gà”.
19/05/2012

Sự học hỏi và lòng say mê lao động đã giúp anh Tống Văn Phong (ấp Hòa Khánh, xã Vĩnh Thới, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) thành công với mô hình trồng cây quýt đường. Mô hình cho thu nhập cao này đã đưa gia đình anh Phong vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu. Nhiều năm liền anh được công nhận nông dân sản xuất kinh doanh giỏi.
19/05/2012

Huyện Mường Khương là vùng dứa tập trung lớn nhất tỉnh Lào Cai, mỗi năm thu hoạch chừng 12-13 nghìn tấn dứa, trị giá trên 70 tỷ đồng. Năm nay giá dứa giảm mạnh đã khiến nông dân thất thu hàng chục tỷ đồng…
19/05/2012