Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Chết Sớm Ở Tôm
Sau nhiều tháng điều tra, nhóm nghiên cứu do Donald Lightner tại Đại học Arizona đã xác định nguyên nhân gây hội chứng chết sớm ở tôm (EMS), hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (AHPNS).
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, EMS/AHPNS là do một tác nhân vi khuẩn, vi khuẩn phát triển trong đường tiêu hoá của tôm, tạo ra độc tố làm mất chức năng và phá huỷ mô của các cơ quan tiêu hoá của tôm như gan tụy, bệnh lây truyền qua đường miệng nhưng không ảnh hưởng đến con người.
Nhóm nghiên cứu của Lightner xác định tác nhân gây hội chứng EMS/AHPNS là một dòng vi khuẩn tương đối phổ biến Vibrio parahaemolyticus, đã bị nhiễm bởi một loại vi-rút được biết đến như một thể thực khuẩn, nó sẽ tạo ra một loại độc tố cực mạnh.
ột hiện tượng tương tự xảy ra trong các dịch tả bệnh của con người, nơi một thể thực khuẩn làm cho các vi khuẩn Vibrio cholerae có khả năng tạo ra độc tố gây tiêu chảy đe doạ tính mạng của người nhiễm bệnh tả.
Nghiên cứu tiếp tục phát triển các test xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện nhanh chóng các tác nhân gây bệnh EMS/AHPNS sẽ cho phép cải thiện quản lý dịch bệnh của các trại giống và ao thương phẩm, đồng thời tìm ra một giải pháp lâu dài cho căn bệnh này. Điều này cũng sẽ cho phép đánh giá tốt hơn về rủi ro liên quan đến nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm khác từ các nước bị ảnh hưởng bởi EMS.
Theo Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), hội chứng EMS không có nguy cơ đối với sức khoẻ con người, chỉ có tôm dễ bị tổn thương. EMS ảnh hưởng đến 2 loài tôm thường được nuôi nhiều trên thế giới là tôm sú và tôm chân trắng.
Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh bao gồm: tôm lờ đờ, bơi chậm, ngừng ăn, dạ dày và ruột trống rỗng, vỏ mỏng, màu sắc nhợt nhạt, tăng trưởng chậm, gan tuỵ xanh xao, nhủng và teo. Thông thường, sau thời gian thả nuôi 30 ngày tôm bắt đầu chết dần.
Để đối phó với hội chứng tôm chết sớm EMS, FAO khuyến cáo, đối với người nuôi tôm, phụ thuộc vào sự hình thành an toàn sinh học và thực hành nuôi thuỷ sản tốt nhất sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến EMS.
Chúng bao gồm: tôm giống được sử dụng để thả nuôi nên được mua từ người bán có uy tín, phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch sức khoẻ động vật hay giấy xét nghiệm chất lượng tôm giống.
Nên sử dụng thức ăn có chất lượng cao, luôn giữ cho môi trường nước ao nuôi ổn định ở mức tối ưu, giữ cho tôm khoẻ mạnh, tránh bị gây sốc.
Tôm giống mới thả nuôi cần phải theo dõi chặt chẽ, có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật phải báo cho cơ quan chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) hiện đang thu hoạch vụ nuôi cá lóc thương phẩm trong niềm phấn khởi bởi cá lóc trúng mùa, trúng giá…
Từ đầu vụ năm 2013 đến nay, trên địa bàn huyện Tuy An (Phú Yên) đã thả nuôi hơn 310ha tôm, đến nay đã có hơn 29,5ha tôm nuôi bị dịch bệnh. Nguyên nhân ban đầu được xác định tôm chết chủ yếu là bị thân đỏ đốm trắng, hội chứng gan tụy… UBND huyện Tuy An đang chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các xã tăng cường phòng, chống dịch bệnh không để lây lan ra diện rộng, dừng thả tôm ở khu vực bị bệnh, thực hiện các biện pháp cách ly, dập dịch…
Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng nhiều mô hình mới và đã mang lại hiệu quả kinh tế. Trong đó mô hình nuôi cá chình của ông Phạm Văn Tân, làng Hà Lâm, xã Sơn Lang là một điển hình. Nhờ nuôi cá chình mà gia đình ông Tân đã xóa đói giảm nghèo, vươn lên khá giả.