Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Ao Lót Bạt Ni-Lon Ở Sơn Tịnh
Năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) thực hiện mô hình trình diễn nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon trong ao vùng triều, với qui mô 1.000 mét vuông, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa.
Số lượng giống tôm thẻ thả nuôi 138.000 con, nguồn gốc từ Trung tâm Giống Thủy sản Quảng Ngãi. Tổng kinh phí thực hiện mô hình gần 82 triệu đồng. Trong đó, Nhà nước hỗ trợ 41,7 triệu đồng.
Trước khi thực hiện mô hình, Trạm khuyến nông huyện đã giới thiệu cho các hộ tham gia mô hình về đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng, cách đầu tư dụng cụ, trang thiết bị và chuẩn bị ao phù hợp cho việc nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon, giống và mật độ nuôi; kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng tôm thẻ chân trắng, kỹ thuật phòng và điều trị một số bệnh của tôm thẻ chân trắng.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện do mô hình bị ô nhiễm đất, ô nhiễm nước của vùng nuôi nên mô hình phải “thu hoạch chạy”, tôm nuôi bị bệnh, do đó trọng lượng tôm chưa đạt theo yêu cầu kế hoạch được phê duyệt. Kết quả, sản lượng thu hoạch đạt gần 1.190 kg, tổng thu nhập hơn 94 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (chưa tính công lao động) lãi hơn 23,7 triệu đồng.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao lót bạt nilon là tiến bộ khoa học mới đối với bà con nông ngư dân Tịnh Hòa (Sơn Tịnh).
Mô hình có khả năng nhân rộng cho vùng nuôi chuyên canh của xã Tịnh Hòa trong năm 2013 nếu được quy hoạch hệ thống tưới tiêu và tập trung hướng dẫn kỹ thuật cho người sản xuất một cách hệ thống và nhất quán ngay từ đầu vụ.
Có thể bạn quan tâm
100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Đoàn công tác của Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Hải dương học vừa nghiệm thu mô hình và bàn giao sản phẩm từ mô hình trồng đáy và trồng treo rong nho biển trong bể cho UBND huyện Trường Sa. Đây là kết quả thực hiện đề tài chuyển giao kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản rong nho biển cho quân và dân huyện đảo Trường Sa, do Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hòa (Viện Hải dương học) làm chủ nhiệm.
Ở Phú Vang, rất nhiều người biết đến ông Võ Diên (thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An Phú Vang - Thừa Thiên Huế) – người dám biến vùng đất đầy bom mìn, lau sậy thành hồ nuôi trồng thủy sản.