Giá / Mô hình kinh tế

Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Chết Sớm Ở Tôm

Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Chết Sớm Ở Tôm
Tác giả: 
Ngày đăng: 28/06/2013

Sau nhiều tháng điều tra, nhóm nghiên cứu do Donald Lightner tại Đại học Arizona đã xác định nguyên nhân gây hội chứng chết sớm ở tôm (EMS), hay còn gọi là hội chứng hoại tử gan tuỵ cấp (AHPNS).

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, EMS/AHPNS là do một tác nhân vi khuẩn, vi khuẩn phát triển trong đường tiêu hoá của tôm, tạo ra độc tố làm mất chức năng và phá huỷ mô của các cơ quan tiêu hoá của tôm như gan tụy, bệnh lây truyền qua đường miệng nhưng không ảnh hưởng đến con người.

Nhóm nghiên cứu của Lightner xác định tác nhân gây hội chứng EMS/AHPNS là một dòng vi khuẩn tương đối phổ biến Vibrio parahaemolyticus, đã bị nhiễm bởi một loại vi-rút được biết đến như một thể thực khuẩn, nó sẽ tạo ra một loại độc tố cực mạnh.

Hiện tượng tương tự xảy ra trong các dịch tả bệnh của con người, nơi một thể thực khuẩn làm cho các vi khuẩn Vibrio cholerae có khả năng tạo ra độc tố gây tiêu chảy đe doạ tính mạng của người nhiễm bệnh tả.

Nghiên cứu tiếp tục phát triển các test xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện nhanh chóng các tác nhân gây bệnh EMS/AHPNS sẽ cho phép cải thiện quản lý dịch bệnh của các trại giống và ao thương phẩm, đồng thời tìm ra một giải pháp lâu dài cho căn bệnh này. Điều này cũng sẽ cho phép đánh giá tốt hơn về rủi ro liên quan đến nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm khác từ các nước bị ảnh hưởng bởi EMS.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), hội chứng EMS không có nguy cơ đối với sức khoẻ con người, chỉ có tôm dễ bị tổn thương. EMS ảnh hưởng đến 2 loài tôm thường được nuôi nhiều trên thế giới là tôm sú và tôm chân trắng.

Các dấu hiệu lâm sàng của bệnh bao gồm: tôm lờ đờ, bơi chậm, ngừng ăn, dạ dày và ruột trống rỗng, vỏ mỏng, màu sắc nhợt nhạt, tăng trưởng chậm, gan tuỵ xanh xao, nhủng và teo. Thông thường, sau thời gian thả nuôi 30 ngày tôm bắt đầu chết dần.

Để đối phó với hội chứng tôm chết sớm EMS, FAO khuyến cáo, đối với người nuôi tôm, phụ thuộc vào sự hình thành an toàn sinh học và thực hành nuôi thuỷ sản tốt nhất sẽ giúp ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến EMS.

Chúng bao gồm: tôm giống được sử dụng để thả nuôi nên được mua từ người bán có uy tín, phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch sức khoẻ động vật hay giấy xét nghiệm chất lượng tôm giống.

Nên sử dụng thức ăn có chất lượng cao, luôn giữ cho môi trường nước ao nuôi ổn định ở mức tối ưu, giữ cho tôm khoẻ mạnh, tránh bị gây sốc.

Tôm giống mới thả nuôi cần phải theo dõi chặt chẽ, có bất cứ vấn đề gì liên quan đến sức khoẻ, bệnh tật phải báo cho cơ quan chuyên môn.

Không nuôi liên tục mà phải thường xuyên bỏ không các ao nuôi, thực tế này đã được chứng minh là để phá vỡ chu kỳ sống của tác nhân gây bệnh.


Có thể bạn quan tâm

Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến Triển Vọng Nuôi Tôm Quảng Canh Cải Tiến

Những năm qua, nhất là từ khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến trong huyện Phú Tân (Cà Mau) không ngừng tăng lên. Phát triển nuôi tôm quảng canh cải tiến góp phần đáng kể trong việc tăng sản lượng tôm nuôi, nâng cao thu nhập trên cùng đơn vị diện tích.

28/06/2013
Bất Thường Ở Vùng Na Bất Thường Ở Vùng Na

Chẳng hiểu do thời tiết hay sâu bệnh mà na Chi Lăng (Lạng Sơn) năm nay ra hoa ít hơn hẳn, thậm chí có diện tích không ra hoa. Bằng biện pháp kỹ thuật, người dân vùng na đã tuốt lá để kích thích cây ra hoa đợt hai, nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao lại có hiện tượng bất thường này?

28/06/2013
Phát Triển “Cánh Đồng Mẫu Lớn” Phát Triển “Cánh Đồng Mẫu Lớn”

Sau 3 năm triển khai thực hiện “Cánh đồng mẫu lớn”, tổng diện tích lúa đạt trên 10.000 héc-ta của trên 6.400 lượt nông dân tham gia. Kỹ sư Châu Ngọc Thi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Châu Thành (An Giang) tâm đắc: Mô hình liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao nên diện tích lúa “Cánh đồng mẫu lớn” đang ngày càng mở rộng.

28/06/2013