Nguyên Liệu Cá Tra Sẽ Không Thiếu
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lo rằng khó khăn về thị trường cùng với dịch bệnh thủy sản chưa có dấu hiệu dừng lại khiến nguồn nguyên liệu cho năm 2013 không ổn định, qua đó, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu. Nhưng ông Phạm Anh Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) lại cho rằng những vấn đề này sẽ được giải quyết trong năm nay.
Ông Tuấn đã trao đồi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online xung quanh vấn đề này.
TBKTSG Online: Các doanh nghiệp thủy sản than phiền việc giải quyết kháng sinh tồn dư trong con tôm đang khiến họ mất nhiều cơ hội phát triển ở thị trường truyền thống, bao gồm Nhật Bản. Là người chịu trách nhiệm chính về phát triển vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp thủy sản, ông có ý kiến gì?
- Ông Phạm Anh Tuấn: Đúng là trong hai năm qua, mặt hàng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đã gặp không ít khó khăn vì rào cản Ethoxyquin khiến giá bán vào thị trường này giảm mạnh. Chúng ta đều biết Nhật Bản là một trong những thị trường truyền thống của Việt Nam. Do đó, những lo lắng của doanh nghiệp cũng là điều bình thường và đáng cảm thông.
Tuy nhiên, sang năm 2013, tôi xin khẳng định là vấn đề chất kháng sinh Ethoxyquin trong con tôm sẽ không còn là mối bận tâm của doanh nghiệp nữa. Hiện Tổng cục thủy sản đã tìm được giải pháp thích hợp để giải quyết Ethoxyquin trong con tôm trước khi bán cho các nhà máy chế biến. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cung cấp bột cá cho các nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản cũng đã cam kết sẽ dùng một chất khác để chống oxy hóa cho bột cá thay vì Ethoxyquin như trước đây.
Theo kế hoạch, trong quí 1-2013 Tổng cục thủy sản sẽ phối hợp với Sở NN&PTNT các tỉnh, thành để tập huấn cho người nuôi tôm làm sao để giải quyết được Ethoxyquin trong tôm trước khi thu hoạch.
Cũng có thông tin cho rằng, năm 2013 sẽ có thêm một số nước kiểm tra chất kháng sinh trong thủy sản Việt Nam. Vậy, giải pháp của Tổng cục thủy sản là gì?
- Năm 2013 được Bộ NN&PTNT lên kế hoạch là năm dành cho tái cơ cấu ngành nông nghiệp, và ngành thủy sản nằm trong kế hoạch này. Bộ NN&PTNT nhận định rằng, việc tổ chức sản xuất của ngành nông nghiệp là kém nhất mặc dù đây là khâu quan trọng nhất để cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp. Do đó, trong năm 2013 ngành thủy sản sẽ có những thay đổi trong khâu nuôi trồng thủy sản.
Hiện chúng ta có hàng trăm ngàn hộ nuôi tôm nhỏ lẻ và không có hệ thống cơ sở hạ tầng thủy lợi phù hợp nên dịch bệnh lan tỏa rất nhanh chỉ sau một thời gian ngắn. Do đó, năm 2013 sẽ xây dựng lại hệ thống thủy lợi cho vùng nuôi trồng thủy sản, tập hợp các hộ nuôi tôm, cá tra lại với nhau để cùng mua con giống, thức ăn chăn nuôi để giảm giá thành vì mua số lượng lớn sẽ rẻ hơn.
Để ngành thủy sản hướng đến sản xuất bền vững thì phải có thời gian. Trong khi đợi một quy hoạch bền vững, chúng ta phải tùy cơ ứng biến với từng thời điểm.
Hiện nhiều hội viên của Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng có truyền mệng câu nói "thả nuôi thì chết từ từ, không vốn thì chết hết". Ông nghĩ gì về câu nói này?
- Vốn cho ngành thủy sản là câu chuyện thường xuyên được nhắc đến nhiều trong năm qua. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ có chính sách giản nợ tối đa 24 tháng cho người nuôi trồng thủy sản.
Còn nguồn nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến cá tra thì sao? Liệu có thiếu không, thưa ông?
- Nguồn nguyên liệu cá tra sẽ không thiếu cho các nhà máy chế biến. Lâu nay, chúng ta hay nghe các thông tin đại chúng phản ánh người nuôi cá bỏ ao vì thiếu vốn nhưng xem lại tổng kết của Bộ NN&PTNT thì diện tích nuôi cá tra mấy năm nay không giảm. Hiện nuôi cá không còn dành cho nông dân mà dành cho những doanh nghiệp, người có tiền.
Chúng ta chỉ tính đến phần diện tích nuôi cá tra do người dân treo ao mà quên tính số diện tích do các doanh nghiệp mở rộng thêm. Cá tra đang đem đến lợi nhuận cho doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ phải tìm cách nuôi để chủ động với tình hình kinh doanh. Tôi tin nguồn cá tra nguyên liệu không thiếu là căn cứ trên cơ sở đó.
Như ông đã nói ở trên rằng đã có biện pháp để giải bài toán Ethoxyquin và doanh nghiệp đã chủ động được vùng nguyên liệu. Vậy mục tiêu mà trong năm 2013 mà Tổng cục thủy sản đặt ra là như thế nào?
- Trong năm 2013, một nghị định sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ sớm ban hành sẽ giúp con cá tra đi vào ổn định. Chúng tôi vẫn tin tưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 sẽ trên 6,5 tỉ đô la Mỹ là căn cứ trên những gì đã nói ở trên. Xin cảm ơn ông!
Năm 2012, theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 6,2 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 1% so với năm 2011 nhưng không đạt mục tiêu 6,5 tỉ đô la Mỹ đề ra từ đầu năm.
Related news
Hằng năm, cứ sau mỗi vụ thu hoạch lúa, hàng ngàn ha rơm phải bỏ tại ruộng hoặc rải rác tại các cặp bờ kênh. Lũ về, những hạt lúa còn sót lại trôi theo dòng nước tứ tán rơi đều trên mặt ruộng, nằm im trong lòng đất chờ cơ hội phát triển thành lúa von. Còn những đống rơm, trôi lênh đênh trên mặt nước, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa làm cản trở giao thông đường thủy. Có không ít nông dân cũng đã tận dụng nguồn rơm dư thừa này để trồng nấm.
Sóc Trăng là một trong 5 tỉnh ở ĐBSCL (gồm Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau) triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên dịch bệnh tôm vẫn diễn biến phức tạp, tôm chết nhiều, dẫn tới thủ tục đền bù thiệt hại gặp rắc rối.
Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo hướng GAP tại phường Đông Lễ - TP. Đông Hà, xã Hải Lệ - TX. Quảng Trị, xã Hải Thượng – huyện Hải Lăng. Quy mô của mô hình là 01 ha với 3 hộ tham gia, mật độ thả nuôi 2,5 con/m2. Tổng kinh phí của mô hình là hơn 80 triệu đồng, trong đó TTKNKN hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.