Người Nuôi Tôm Điêu Đứng, Ngân Hàng Hạn Chế Cho Vay
Tác giả:
Ngày đăng: 29/05/2012
Tại Trà Vinh, đang xảy ra tôm chết hàng loạt gây hiệt hại ước tính lên đến ngàn tỷ đồng, trong khi ngân hàng hạn chế đầu tư.
Hiện nay, tại huyện Cầu Ngang - khu nuôi tôm tập trung lớn nhất của tỉnh Trà Vinh, hàng ngàn hộ nuôi tôm đang điêu đứng vì dịch bệnh, nhiều người đang lâm vào cảnh nợ nần… trong khi thời vụ đã cạn dần mà ngành chức năng vẫn chưa tìm ra giải pháp khắc phục.
Khác hẳn với không khí nhộn nhịp thường thấy khi vào vụ tôm trước đây, tại khu vực nuôi tôm tập trung của xã Mỹ Long Nam, Hiệp Mỹ Đông, Hiệp Mỹ Tây… rất yên ắng; các chòi tôm hầu hết đã khóa cửa; phao, quạt, dụng cụ tạo oxy nằm ngổn ngang phơi nắng, trong khi các ao nuôi nằm im phơi đáy.
Ông Đỗ Văn Minh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ nuôi tôm ấp Cái Già Bến, xã Hiệp Mỹ Đông cho biết: “Từ khi thành lập Câu lạc bộ năm nay là 5 năm rồi nhưng chưa bao giờ có tình trạng tôm chết rất nhanh, chết hết cả cánh đồng, không chừa một ai. Cả hộ làm kỹ, chọn tôm giống tốt đều hư chứ không nói là tôm xấu, tôm tốt gì hết”.
Còn anh Nguyễn Văn Hận, ở ấp 03, xã Mỹ Long Nam cho biết, vụ tôm năm ngoái với bốn ao, diện tích hơn 3.000 m2 đã thu lãi hơn 300 triệu đồng và vụ tôm này anh quyết định nâng diện tích nuôi lên gần gấp đôi, đầu tư bài bản hơn từ máy móc, con giống, qui trình kỹ thuật... nhưng đến nay đã có 5 trong số 7 ao nuôi của anh bị thiệt hại 100%.
Vốn liếng đã cạn, trong khi ngân hàng lại ngại đầu tư. Anh Nguyễn Văn Hận bức xúc: “Lúc đầu cũng đầu tư thả vụ đầu rồi nhưng lúc này tôm chết quá nhiều, ngân hàng không dám đầu tư nữa. Người dân chỉ mong ngân hàng cho vay làm lại vụ 2 để gỡ lại vụ đầu. Nếu cứ tiếp tục như thế này nông dân rất khó khăn”.Theo báo cáo của Sở NN%PTNT tỉnh Trà Vinh, đến nay toàn tỉnh đã có gần 950 triệu con tôm giống bị chết, chiếm gần 60% số lượng tôm giống thả nuôi, với tổng diện tích bị thiệt hơn 9.000 ha. Riêng huyện Cầu Ngang, địa phương đang công bố dịch bệnh trên tôm có 550 triệu con giống bị chết, chiếm gần 98% tôm giống thả nuôi. Hiện tôm không chỉ chết tại các vùng nuôi nước mặn mà đang lan dần sang các vùng nước lợ... Thiệt hại ước tính lên đến ngàn tỷ đồng, trong khi ngân hàng hạn chế đầu tư.
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết: “Thiệt hại tính đến giờ phút này có thể lên đến ngàn tỷ. Do trúng mấy măn qua, một số hộ không nằm trong quy hoạch cũng đào ao thả nuôi mà những hộ này đa số là vay ngân hàng. Đứng trước tình thế nợ ngân hàng, giải pháp tình thế để nông dân tiếp tục nuôi lại vụ 2, Uỷ ban đang cho thống kê lại các huyện; Uỷ ban tỉnh can thiệp trực tiếp, Tỉnh ủy can thiệp trực tiếp nhưng mà chức chắn là khó “có lúa trong bồ thì họ cho vay, còn không có thì không cho vay”.
Rõ ràng người nuôi tôm ở Trà Vinh đang gặp rất nhiều khó khăn, rất cần nhà nước ra tay can thiệp kịp thời với chính sách hỗ trợ tín dụng hiệu quả để bà con khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Có thể bạn quan tâm
Diện Tích Cà Phê Tăng Đột Biến Ở Khánh Sơn (Khánh Hòa)
Thấy giá cà phê tăng, nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại ồ ạt trồng cà phê. Điều đáng nói là người dân chỉ trồng mà không chăm sóc nên hiệu quả không cao.
29/05/2012
Syngenta Được Khảo Nghiệm Giống Bắp Biến Đổi Gen Mới
Ngày 16-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTT) có công văn số 2911/QĐ-BNN-KHCN đồng ý cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới là MIR 162. Đây là giống bắp biến đổi gen (GMO) kháng sâu gây hại bộ vảy (miệng nhai).
29/05/2012
Tẩy Rửa Lừ, Sáo, “Tẩy” Luôn Cá Tôm
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng bởi hệ sinh vật phong phú và hàng trăm loài thủy hải sản có giá trị. Vài năm trở lại đây, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hóa chất của ngư dân sử dụng tẩy rửa lừ, sáo sau mỗi chuyến khai thác thủy sản về.
29/05/2012