Xuất Hiện Dịch Lở Mồm Long Móng Ở 19 Xã

Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, dịch lở mồm long móng đang bùng phát mạnh tại 19 xã của 3 huyện là Cẩm Xuyên, Thạch Hà và Kỳ Anh.
Hiện dịch lở mồm long móng đã khiến cho hơn 300 con gia súc mắc bệnh. Ngay sau khi phát hiện dịch, Chi cục Thú y đã chỉ đạo các địa phương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống như: bao vây, khoanh vùng dập dịch, tổ chức tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi và vùng có nguy cơ cao; rà soát tổng đàn, buộc các hộ dân nuôi nhốt tại chỗ; lập các chốt để ngăn chặn tình trạng lây lan dịch bệnh và tạm thời đình chỉ việc buôn bán, giết mổ và vận chuyển gia súc ra, vào vùng dịch.
Chi cục thú y tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời cung ứng 5.000 lít hoá chất, gần 5 tấn vôi bột và hàng trăm liều vaccine cho các địa phương chống dịch. Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã phối hợp với cơ quan Thú y vùng III, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi các địa phương tiến hành lấy bệnh phẩm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có công điện khẩn đề nghị tăng cường chỉ đạo phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng.
Có thể bạn quan tâm

Chăn nuôi gà an toàn sinh học là mô hình mới phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình. Bằng nguồn vốn 30a, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng triển khai mô hình nuôi gà tại bản Sáng, xã Ảng Cang, huyện Mường Ảng.

Trong hai ngày thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội năm 2012 tại hội trường của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu khẳng định, trong bối cảnh nền kinh tế liên tiếp gặp khó khăn, nông nghiệp đang giữ vai trò quan trọng, góp phần "cứu" tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đầu tư vào lĩnh vực này thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của toàn ngành.

Năm 2011, cây mắc ca được triển khai thí điểm trồng trên địa bàn xã Quài Tở, huyện Tuần Giáo. Cho đến thời điểm hiện nay, loại cây này phát triển tốt trên những vùng đất trống đồi trọc, đất bạc màu, tỷ lệ cây sống đạt 99,9%. Mắc ca được ví là cây “hoàng hậu” của quả khô, hứa hẹn mang lại thu nhập cao cho người dân.