Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất
Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.
Chúng tôi đến thăm trang trại đà điểu của anh Liên trong cái nắng như đổ lửa cuối hè, anh Liên đang cắt rau muống cho đà điểu ăn. Lau mồ hôi trên mặt, anh bảo: “Đà điểu rất thích ăn rau, nhất là rau muống trồng ở ruộng lúa này”.
Đà điểu đã đến với anh như một cái duyên. “Trong một lần ngồi quán uống nước ở chợ huyện, tôi nghe mọi người nói chuyện về mô hình nuôi đà điểu ở huyện Ba Vì, tôi mê luôn”- anh Liên kể.
Anh lên Ba Vì học kinh nghiệm, mua tài liệu nuôi đà điểu về đọc... Đọc xong, anh bàn với vợ đi vay tiền mua đà điểu giống về, xây dựng chuồng nuôi. “Khi nghe tôi đi vay tiền mua đà điểu về nuôi ai cũng ngăn cản. Mọi người bảo, những vật nuôi truyền thống như lợn, gà còn lỗ nặng, nói gì đến con vật lạ như đà điểu”- anh Liên nhớ lại. Nhưng anh vẫn quyết tâm con đường đi của mình, vay tiền mua gần 50 con đà điểu về nuôi. Lứa đà điểu đầu tiên, anh thu gần 400 triệu đồng, trừ mọi chi phí, lãi hơn 200 triệu đồng.
Đà điểu thương phẩm của anh đã nhanh chóng nổi tiếng không chỉ trong huyện, mà lan ra khắp thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận. Hiện, 700m2 trang trại của anh có gần 100 con đà điểu thương phẩm, mỗi năm đà điểu mang về cho gia đình anh gần 300 triệu đồng.
Theo anh Liên, đà điểu là loại ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại cây, rau cỏ, phụ phẩm từ thóc, gạo… Khu vực nuôi đà điểu luôn phải sạch sẽ, nên nuôi cách ly với gia cầm và thủy cầm để tránh lây dịch bệnh. Đà điểu rất ít mắc bệnh, nhưng rất sợ tiếng ồn nên trang trại nuôi đà điểu phải tách biệt với khu dân cư và phải trồng nhiều cây xanh thì đà điểu mới nhanh lớn.
Hỏi dự định trong thời gian tới, anh bảo: “Tôi sẽ mở rộng trang trại, nuôi đà điểu giống cung cấp cho các hộ có nhu cầu”.
Bà con có nhu cầu mua hoặc tư vấn kỹ thuật nuôi đà điểu liên hệ với anh Nguyễn Duy Liên qua số điện thoại 0946580925.
Related news
Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) triển khai mô hình “chăn nuôi gà thả vườn” với qui mô 1.000 con ở 6 xã với 20 hộ tham gia. Trong đó, xã Hàm Hiệp có 6 hộ tham gia. Mỗi hộ được cung ứng 50 con giống gà ta lai. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống, tư vấn kỹ thuật và 50% thuốc thú y, thuốc sát trùng. Sau gần 3 tháng nuôi trọng lượng gà bình quân ở 20 hộ tham gia đạt 1,3 kg/con, tỉ lệ gà sống đạt 91,05%. Với giá thị trường hiện nay khoảng 82.500 đồng/kg, mỗi lứa nuôi 50 con gà, bà con lãi gần 1,6 triệu đồng.
Trong điều kiện con tôm cho thu nhập chưa thật sự ổn định, liên tục các năm qua, huyện Đầm Dơi tăng cường phát động bà con nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để trồng rau màu. Chủ trương này được người dân trong huyện đồng tình hưởng ứng khá tốt.
Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.