Ngư Dân Quy Nhơn Trúng Đậm Cá Cơm Than
Trong 4 ngày (từ 29.7 đến 1.8), vùng biển ven bờ của TP. Quy Nhơn xuất hiện nhiều cá cơm than, do vậy nhiều tàu thuyền làm nghề mành đèn tranh thủ khai thác.
Hàng ngày, có đến hàng trăm tàu thuyền xuất bến đi khai thác, mỗi thuyền có từ 4 – 6 ngư dân, đánh bắt một đêm đạt sản lượng trung bình từ 6 – 7 tạ cá cơm than. Với giá bán bình quân 20.000 đồng/kg, sau khi trừ phí tổn còn lãi từ 10 – 12 triệu đồng, mỗi ngư dân đi bạn có thu nhập từ 1 – 2 triệu đồng. Cá biệt, có thuyền khai thác được gần 1 tấn, đạt doanh thu đến 20 triệu đồng.
Theo các ngư dân, cá cơm than có chất lượng thịt không ngon bằng cá cơm mòi, cá cơm săn nên muối mắm không được thơm ngon và ít nước. Do vậy, cá cơm than khai thác chủ yếu được các hộ ngư dân làm nghề chế biến thủy hải sản thu mua để phơi khô, cá cơm than khô được thị trường các tỉnh Tây Nguyên tiêu thụ mạnh.
Related news
Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.
Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.
Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.