Nghiên Cứu Chọn Giống Lúa, Cây Trồng Cạn Thích Ứng Với Biến Đổi Khí Hậu
Ngày 22-1, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Sở NN&PTNT Hậu Giang tổ chức Hội thảo báo cáo kết quả 2 năm thực hiện dự án nghiên cứu ảnh hưởng biến đổi khí hậu (BĐKH) ở Đồng bằng sông Cửu Long (CLUES) tại tỉnh Hậu Giang.
Dự án Clues do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Viện lúa Quốc tế (IRRI) tổ chức nghiên cứu, thời gian thực hiện từ năm 2011-2014. Dự án được triển khai ở 4 tỉnh, gồm: TP.Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang và An Giang. Tại Hậu Giang, dự án được thực hiện tại xã Vị Đông (huyện Vị Thủy) và xã Hòa An (huyện Phụng Hiệp) với 4 trong tổng số 6 nội dung của toàn dự án như: nghiên cứu giống lúa mới, mô hình canh tác thích ứng với BĐKH, nghiên cứu điều kiện kinh tế - xã hội, sinh kế của người dân trong tình trạng BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính.
Theo đánh giá, đất sản xuất ở khu vực xã Hòa An bị ảnh hưởng phèn, ngộ độc hữu cơ, mặt đất không bằng phẳng nên năng suất không cao. Nếu bà con kết hợp mô hình sản xuất 2 lúa - 1 màu sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với độc canh cây lúa 3 vụ/năm. Tại buổi hội thảo, các nhà khoa học đã báo cáo về tình hình nghiên cứu chọn giống lúa ngắn ngày chịu ngập, chịu phèn; hệ thống cây trồng cạn trên nền trồng lúa nước, các kết quả nghiên cứu thích ứng với BĐKH ở Hậu Giang,… Trong 2 năm tiếp theo, dự án sẽ tiếp tục nghiên cứu những giải pháp thích ứng với BĐKH cho nông dân vùng ĐBSCL cũng như Hậu Giang để người dân có thể nâng cao giá trị sản xuất.
Related news
Trong bối cảnh dịch bệnh đang hoành hành trên đàn gia súc, gia cầm thì chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được xem là giải pháp hữu hiệu, không những giúp người chăn nuôi bảo vệ được gia cầm của gia đình mà còn bảo đảm được vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đu đủ là loại cây trồng quen thuộc của người dân nông thôn. Nhưng không có nhiều người biết đu đủ là loại cây trồng có thể “đổi đời” cho một số hộ nông dân. Trường hợp như gia đình anh Nguyễn Văn Mít, ở xã Tân Bình, huyện Tân Biên (Tây Ninh) là một thí dụ. Với trình độ văn hoá chỉ mới lớp 7, anh Nguyễn Văn Mít gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm một nghề để mưu sinh.
Từ tháng 3 đến tháng 5 (Âm lịch) là vào mùa thu hoạch đu đủ ở xã Mỹ Phong (huyện Phù Mỹ - Bình Định). Những ngày này, nông dân trong xã tấp nập thu hái đu đủ và đưa sản phẩm đến bán ở các điểm thu mua của thương lái dọc theo quốc lộ 1A trên địa bàn xã.