Nghề Ương Nghêu Giống Phát Triển Mạnh Ở Tiền Giang
Author:
Publish date: Sunday. June 10th, 2012
Theo Trạm Thủy sản số 2 (thuộc Chi cục Thủy sản), hiện trên địa bàn huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có 70 hộ ương nghêu giống với tổng diện tích ao ương khoảng 110 ngàn m2, tăng gần 30 ngàn m2 so với năm 2011. Trong đó, có 30 hộ với 45 ngàn m2 ương giống từ nguồn nghêu có nguồn gốc Cà Mau, diện tích còn lại khoảng 65 ngàn m2 các hộ chuẩn bị dùng để ương giống tự nhiên tại chỗ.
Nhiều hộ ương nghêu giống cho biết, sau thời gian ương khoảng 25 ngày, nghêu giống sẽ chuyển từ cỡ 2 - 3 triệu con/kg sang cỡ 600 - 800 ngàn con/kg (tỷ lệ nghêu sống từ 80 - 90%), khi đó người nuôi lời khoảng 4 - 5 đồng/con. Mỗi hộ ương nghêu có diện tích bình quân khoảng 1.500 m2 có thể ương được 30 triệu con nghêu giống, sau khi trừ chi phí, mỗi đợt người ương nghêu còn lãi khoảng 100 triệu đồng.
Theo ông Trần Văn Vinh, ấp Cầu Muống (xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông) - người sản xuất, ương nghêu giống thành công đầu tiên ở Tiền Giang, vùng biển Tân Thành có điều kiện tự nhiên tương đồng với nhiều khu vực nuôi nghêu khác trong cả nước, nên nghêu giống được ương ở nơi này đem nuôi ở các nơi khác thì tỷ lệ sống rất cao. Do đó, Tiền Giang có lợi thế rất lớn để phát triển nghề ương nghêu giống cung cấp cho vùng nuôi nghêu thịt tại chỗ và các tỉnh khác trong cả nước.
Về nghêu giống tự nhiên, năm nay nghêu giống xuất hiện khoảng cuối tháng 4 đầu tháng 5 với diện tích khoảng 15 héc ta sát bờ từ giáp ranh khu du lịch sinh thái Bình An đến giáp ranh Ban quản lý Cồn bãi. Tuy nhiên, mật độ nghêu giống xuất hiện rất thưa, đến nay sản lượng nghêu giống tự nhiên đã thu hoạch khoảng 100 - 120 triệu con.
Đối với sản xuất nghêu giống nhân tạo, hiện trên địa bàn tỉnh chỉ còn 4 trại sản xuất giống với diện tích khoảng 5 héc ta (trong đó có Trung tâm giống Tân Thành). Nguồn nghêu bố mẹ chủ yếu được các trại tuyển lựa tại chỗ, bên cạnh đó, để chủ động cho sản xuất một số trại còn lấy giống bố mẹ từ các nơi khác như Bến Tre, Cần Giờ, Vũng Tàu. Đến nay, các trại đã sản xuất được khoảng 800 triệu con giống với thị trường tiêu thụ chủ yếu là Hà Nội.
Related news
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Quít Đường
Mấy năm trở lại đây, nông dân huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) chuyển đổi diện tích vườn cây kém hiệu quả sang trồng những loại cây có giá trị kinh tế cao như: sầu riêng, măng cụt, bưởi Năm Roi,... Riêng ấp Phương Bình, xã Phương Phú, nông dân đã chuyển gần 200ha sang trồng quít đường, thu lợi hàng trăm triệu đồng.
Sunday. June 10th, 2012
Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ
Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.
Sunday. June 10th, 2012
Nông Dân Cao Trung Kiên Khá Lên Nhờ Trồng Ổi
Gần đây có nông dân đột phá với mô hình trồng ổi xốp Đài Loan cho năng suất và lợi nhuận cao, đó là anh Cao Trung Kiên (người bên trái) - ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.
Sunday. June 10th, 2012