Prices / Tin thủy sản

Nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị cho cá tra

Nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị cho cá tra
Author: Phan Thảo
Publish date: Tuesday. April 16th, 2019

Tại Hội nghị “Triền khai kế hoạch phát triển ngành hàng cá tra năm 2019”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, Bộ đang cải cách hành chính để tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đồng thời sát cánh với địa phương, doanh nghiệp thực hiện thành công mục tiêu đặt ra.

Thúc đẩy phát triển sản xuất ngành hàng cá tra khi có cơ hội về thị trường 

Năm 2018, ngành hàng cá tra đạt kết quả tốt, đồng bộ trên mọi phương diện: sản lượng tăng 13,6%, kim ngạch xuất khẩu tăng 26,5%; không xuất hiện dịch bệnh lớn; diện tích ương nuôi có tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát; các bên tham gia chuỗi sản xuất cá tra đều đạt hiệu quả; công tác quản lý đi vào quỹ đạo ổn định, đồng bộ. Kết quả đạt được trong năm 2018 đã thể hiện sự trưởng thành vượt bậc của ngành hàng cá tra với hơn 80% sản lượng và giá trị đã tham gia chuỗi liên kết; đã đa dạng hóa hơn 80% sản phẩm giá trị gia tăng; đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng và ATTP của các thị trường khó tính. Các doanh nghiệp đã nhận diện rõ thời cơ, thách thức và khởi động một số dự án lớn mang tính chiến lược lâu dài. Những thành tựu trên là sự kế thừa có chọn lọc của chặng đường 20 năm phát triển; sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của 3 khu vực: nhà nước, doanh nghiệp và người dân; sự kiên trì, quyết tâm và năng lực tốt trong đấu tranh thương mại; sự chuẩn bị rất tốt cho cuộc đánh giá tương đương theo Đạo luật Nông trại Mỹ (Farm Bill); sự tích cực vào cuộc thực hiện Đề án liên kết sản xuất giống cá tra chất lượng cao vùng ĐBSCL; sự chia sẻ, đồng hành và quyết tâm cao của toàn hệ thống để duy trì đà tăng trưởng.

Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2019 có thể giảm so năm 2018, sẽ tác động đến các ngành kinh tế, bao gồm ngành hàng cá tra. Trong khi, ngành hàng cá tra đã tăng trưởng liên tục trong 3 năm gần đây, nguy cơ bùng phát dịch bệnh khá cao, chất lượng con giống vẫn chưa được cải thiện rõ nét, vẫn còn một số cơ sở nhỏ lẻ chưa tham gia vào chuỗi liên kết. Trước bối cảnh đó, ngành thủy sản đặt mục tiêu cho năm 2019 là củng cố duy trì thành quả của năm 2018, đồng thời nỗ lực thúc đẩy phát triển sản xuất khi có cơ hội về thị trường.

Để đạt được mục tiêu, các địa phương, doanh nghiệp cần tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp mà Bộ đặt ra.

Một là, tiếp tục đẩy mạnh liên kết tất cả công đoạn của chuỗi giá trị để gắn kết sản xuất với tiêu thụ, kịp thời thông tin về thị trường để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp, hạn chế rủi ro mất cân bằng trong cung cầu. Các địa phương vùng ĐBSCL cần đánh giá thực trạng liên kết chuỗi ở địa phương, từ đó có giải pháp vận động, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp tham gia liên kết chuỗi; kiểm soát tốt quy hoạch, không để xảy ra tình trạng tự phát tăng diện tích ương nuôi vượt kiểm soát.

Hai là, các doanh nghiệp cần nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ 4.0 trong toàn chuỗi sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh và giá trị cho sản phẩm.

Ba là, các địa phương, doanh nghiệp cần tiếp tục tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giống cá tra theo hướng nhà nước và nhân dân cùng làm. Cần triển khai tốt Đề án liên kết sản xuất giống cá tra ba cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL; khuyến khích các doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư vào chọn tạo giống gốc, ứng dụng mô hình ương cá giống hai giai đoạn, ưu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến trong ương cá giống để giảm diện tích ương nhưng vẫn đáp ứng đủ số lượng con giống chất lượng cao.

Cùng với đó, Bộ cũng đề nghị VASEP, Hiệp hội Cá tra Việt Nam lưu ý hướng dẫn hội viên tuân thủ nghiêm các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước; tăng cường đoàn kết, hợp tác; thực hiện văn hóa chia sẻ trong kinh doanh; xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, bền vững; đấu tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho hội viên; tiếp tục là cầu nối chuyển tải những đề xuất kiến nghị của doanh nghiệp, người dân đến cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, giao Tổng cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị thực hiện tốt Chương trình “2194”, Đề án sản phẩm quốc gia cá da trơn, tăng cường công tác thanh kiểm tra chất lượng vật tư đầu vào; tổng hợp kiến nghị của các đại biểu đã nêu tại Hội nghị về những việc cần làm ngay, những vấn đề cần sự phối hợp với các Bộ, ngành khác có liên quan như các vấn đề về thuế, chính sách lao động, thể chế, chương trình, đề án… tham mưu trình Bộ trưởng chỉ đạo, xử lý.

Hiện, Bộ NN&PTNT đang đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, sát cánh cùng các địa phương, doanh nghiệp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của ngành.


Related news

Vi khuẩn Streptomyces – Probiotics tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản Vi khuẩn Streptomyces – Probiotics tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản

Probiotics được xem là sự bổ sung vi sinh sống nhằm phát huy tác dụng có lợi trên các cơ thể vật chủ cũng như cải thiện các thông số môi trường

Tuesday. April 16th, 2019
Lót bạt nuôi lươn không bùn, thu 2 tạ/bể Lót bạt nuôi lươn không bùn, thu 2 tạ/bể

Ông Nguyễn Hồng Dũng làm 4 bể lót bạt nuôi lươn không bùn. Sau 7 tháng nuôi, mỗi bể gia đình ông thu được 2 tạ lươn thịt, lãi 12 triệu đồng

Tuesday. April 16th, 2019
Mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ sông trong ao tại Hà Nam Mô hình nuôi cá ứng dụng công nghệ sông trong ao tại Hà Nam

Quy mô mỗi mô hình xây dựng 2 bể nuôi cá theo công nghệ “sông trong ao” thể tích 250 m3/bể (kích thước 25 x 5 x 2 m) trở lên; ao nuôi có diện tích hơn 1 ha

Tuesday. April 16th, 2019