Muốn ăn thực phẩm sạch, suy nghĩ phải... sạch
"Sản xuất thực phẩm sạch hay bẩn phải là do từ cái tâm. Người làm nông sản hàng hóa biết hướng tới nông sản sạch và người tiêu dùng đang tránh nông sản bẩn sẽ gặp nhau. Sản phẩm của tôi dù số lượng lớn vẫn bán rất chạy là vì vậy" - anh Trần Bá Khánh, xã Hát Lót, huyện Mai Sơn (Sơn La) cho hay.
Ông Dương Gia Định, chi cục trưởng Chi cục bảo vệ thực vật Sơn La thăm vườn cam sạch của ông Đặng Đình Thị ở xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, Sơn La.
Ông Dương Gia Định – Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Sơn La cho rằng, lâu nay vấn đề thực phẩm đã trở nên nhức nhối. Cũng không ai có thể nhịn ăn dù biết rất có thể cái thứ mình đang gắp, đang ăn này là thực phẩm bẩn.
“Bây giờ thị trường hàng hóa phát triển nên ngay cả chính nông dân cũng phải lo sản xuất hàng hóa chứ không ai có thể tự chủ hoàn toàn thực phẩm cho mình. Khi đã chấp nhận mua sắm thực phẩm ngoài nguồn tự cung tự cấp, phải chấp nhận rất có thể đó là thực phẩm bẩn. Khi thực hiện sản xuất hàng hóa, yếu tố được ưu tiên hàng đầu là năng suất, lợi nhuận và yếu tố sạch thường bị đẩy xuống thứ yếu nếu không muốn nói là bị lãng quên.
“Người ta làm bẩn thực phẩm nhiều khi cũng bởi vô thức, bởi không hiểu được mặt trái của việc mình đang làm. Ví dụ như nông dân sử dụng thuốc diệt cỏ một cách tùy tiện trong sản xuất thì có khi chính họ cũng không biết sự dộc hại của thuốc diệt cỏ lên nông sản. Khi người ta mổ con gà, con vịt, dùng nhựa thông để vặt lông cho nhanh chứ không hiểu là nhựa thông sẽ làm bẩn thực phẩm…”
Sản phẩm chanh được trồng theo tiêu chuẩn VietGAP ở Hưng Yên (Ảnh báo ảnh VN)
Ông Đặng Đình Thị - một trong những hộ nông dân sản xuất giỏi ở bản Hoa Mai, xã Chiềng Ban, TP.Sơn La chia sẻ: Lâu nay, tôi làm trang trại cây ăn quả, trồng cỏ để chăn nuôi bò nhốt chuồng cũng là vì muốn mang đến thị trường một nguồn thực phẩm sạch. Từ vật nuôi tới cây trồng của tôi ở đây đều hướng tới yếu tố “ngon - sạch” là chính. Khi mình đã xác định như vậy thì mình cũng sẽ tìm được cách tránh “sử dụng giải pháp bẩn để nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi”.
Với cây ăn quả như: Thanh long, ổi, cam, quýt… trong vườn, nếu phải diệt sâu bọ thì tôi dùng những thuốc sinh học không có độc tố; nếu phải bón phân thì chủ yếu tôi dùng phân chuồng, phân đã qua khâu ủ mục. Còn với vật nuôi, tôi tự nghiên cứu, sản xuất ra thức ăn từ nguyên liệu của nông nghiệp hiện có như: Cỏ, đậu tương, cám gạo, ngô, sắn… Vì thế nên nông sản của tôi luôn được người dân quanh vùng tiêu thụ hết, không ế ẩm, không bị ép giá.
Sử dụng bẫy để diệt côn trùng (ảnh minh họa)
Đến với trang trại na của anh Trần Bá Khánh ở xã Hát Lót, huyện Mai Sơn, Sơn La, thấy vườn na của anh cây xanh tốt, nhiều quả và quả to, đều hơn so với những vườn na khác. Điều đáng nói là cũng trồng na nhưng na nhà anh Khánh bán rất chạy dù giá bán lẻ, bán buôn cũng không thấp hơn những hộ khác trong vùng.
Chỉ vào những chiếc đèn bẫy côn trùng treo lủng lẳng trên cây và những rãnh đất quanh gốc na rắc đầy vôi bột, anh Khánh bảo: Bây giờ ai cũng sợ ăn phải na bẩn, na có thuốc trừ sâu, na dư lượng thuốc bảo vệ, thuốc kích thích… Tôi cũng thấy trách nhiệm của bản thân nên không chạy theo số lượng nông sản mà làm những thực phẩm bẩn. Vì thế, tôi quyết tâm làm na sạch. Tôi diệt côn trùng chủ yếu bằng vôi bột, bẫy đèn, bẫy dính; chăm sóc cây bằng cách tưới đủ nước, bón phân hữu cơ ủ mục… Người làm nông sản hàng hóa biết hướng tới nông sản sạch và người tiêu dùng đang tránh nông sản bẩn thì sẽ gặp nhau thôi. Na của tôi dù số lượng lớn nhưng luôn bán chạy là vì như vậy.
Related news
Lúa được bón phân NPK Văn Điển khép kín từ dùng phân lót đến phân thúc bà con nông dân không phải bón thêm bất kỳ loại phân nào khác, cây sinh trưởng khỏe
Hiện 1.530 ha lúa HT ở Đồng Tháp đã bị nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá (VL-LXL) với mức nhiễm phổ biến từ 30 - 70%, một số diện tích tại 2 huyện Tam Nông
Các doanh nghiệp (DN) sản xuất, chế biến sản phẩm chăn nuôi tại cho rằng muốn mở cửa thị trường xuất khẩu lợn sang Trung Quốc và các nước trước tiên phải kiểm