Mùa Vải Chín
Tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 140.000 tấn quả tươi. Trong đó tỉnh sẽ tiêu thụ nội địa khoảng 60% còn lại xuất khẩu 40% với các thị trường xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Lào, Campuchia và một số nước châu Âu.
Theo Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang - Trần Văn Lộc, để đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều năm 2013, Bắc Giang cần thực hiện tốt 6 giải pháp chính. Trong đó, tập trung chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ vải thiều theo quy trình an toàn sinh học và tiêu chuẩn VietGAP; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại; duy trì và phát triển thương hiệu “Vải thiều Lục Ngạn” và vải sớm Phúc Hòa; phối hợp với các cơ quan chức năng các tỉnh bạn trong việc quảng bá, tiêu thụ vải thiều; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tỉnh trong việc thực hiện tốt công tác hỗ trợ tiêu thụ vải thiều; quy hoạch vùng trồng vải tập trung theo hướng phát triển bền vững.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp và hiệu quả để mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn theo tiêu chuẩn VietGAP vào hệ thống phân phối bán lẻ của các siêu thị như Metro, Coop.Mark, Hapro, Big C... và các chợ đầu mối hoa quả của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tạo dựng, duy trì bền vững các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống đối với sản phẩm vải thiều Bắc Giang. Sở Công Thương và các ngành chức năng của tỉnh Bắc Giang tăng cường phối hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, thương nhân, cá nhân trong và ngoài nước trong vận chuyển, tiêu thụ vải thiều Bắc Giang...
Có thể bạn quan tâm
Với hơn 300 con ba ba, 100 đôi chim bồ câu Pháp, 20 con thỏ giống, 20 con rắn hổ mang trâu, 10 thùng ong lấy mật… trừ chi phí mỗi năm gia đình ông thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Đưa chúng tôi đi thăm những bãi dâu xanh ngát trải dài dọc bờ sông Lô, đồng chí Nguyễn Minh Sáng, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long (Yên Sơn) vui mừng cho biết: “Trước đây, người dân xã Tân Long chủ yếu trồng ngô trên những vùng đất soi bãi ven sông nhưng hiệu quả kinh tế không cao vì đất ở đây có nhiều cát, một số loại cây màu khác đã trồng thử nhưng không phù hợp..
Đương sự thỏa thuận một đằng, tòa công nhận một nẻo khiến một nông dân trắng tay. Trách nhiệm này ai chịu và chịu đến đâu vẫn còn là câu hỏi.