Người Dân Trồng Thử Nghiệm Nấm Linh Chi Đỏ
Sau thời gian thành công với nấm bào ngư thương phẩm, chị Nguyễn Thị Như Thưởng, phường 8, thành phố Trà Vinh tiếp tục trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ. Chị cho biết, trong một lần đi tham quan mô hình trồng nấm linh chi đỏ ở một tỉnh miền Đông, chị nhận thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tìm tòi học hỏi, tiếp cận với phương pháp trồng nấm và trồng thử nghiệm mô hình này.
Với sự hỗ trợ tích cực của cán bộ nông nghiệp phường 8, đầu năm 2013, chị Thưởng bắt tay vào trồng nấm linh chi đỏ. Từ đợt đầu tiên cấy 1.000 bịch phôi nấm, qua theo dõi thấy nấm phát triển tốt, chị tiếp tục cấy tiếp đợt thứ hai và những đợt tiếp theo. Hiện nay chị đã thu hoạch nấm của đợt đầu tiên. Với chi phí khoảng 07 triệu đồng/1.000 bịch, sau thời gian khoảng 05 tháng thu hoạch gần 20kg nấm, lợi nhuận khoảng bốn triệu đồng. Nói về kỹ thuật và kinh nghiệm trồng nấm, chị Thưởng cho biết: Thời điểm thích hợp để cấy giống từ tháng 01 đến tháng 3 hoặc từ tháng 8 đến giữa tháng 9 dương lịch; nguyên liệu trồng chủ yếu là mùn dừa.
Hiện tại trên thị trường giá nấm linh chi khô dao động từ 600.000 - 1.000.000 đồng/kg có bán tại một số tiệm kinh doanh thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên, chị Thưởng bán với giá 1.500.000 đồng/kg, nhưng vẫn hút hàng. Giải thích về điều này, chị cho biết, sau khi thu hoạch đem phơi khô thì bán cho khách hàng, chứ không chiết suất làm giảm đi công dụng của nó. Chị Thưởng cho biết thêm: Nấm linh chi đỏ có màu nâu sậm, có lớp phấn bên ngoài rất dày đây còn gọi là bào tử (giá trị của nấm linh chi đỏ nầm trong lớp bào tử này), trên thị trường hiện nay có xuất hiện nấm linh chi đỏ mà bề mặt của nó láng bóng là đã qua chiết xuất).
Được biết nấm linh chi đỏ là một dược liệu quý, có giá thành cao, đầu ra tương đối ổn, do các cơ sở bào chế thuốc, làm trà ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông thu mua với số lượng không giới hạn. Chị Thưởng cho biết, hiện tại, vì trồng ít nên chị Thưởng chủ yếu bán cho người dân địa phương dùng làm quà biếu, hoặc dùng nấu nước uống trị các chứng bệnh về gan, giảm cân. Hiện nay chị đang chuẩn bị làm thêm trại để tăng dần diện tích nấm linh chi.
Quy trình trồng nắm linh chi:
- Dùng bịch nilon cho nguyên liệu vào (mùn dừa), sau đó tiến hành hấp khử trùng trong lò sấy để diệt các vi khuẩn nấm hại.
- Tiến hành cấy phôi giống nấm vào bich nguyên liệu đã được hấp khử trùng và ủ meo nấm để nuôi tơ.
- Sau thời gian ủ meo, nấm mọc đầy bịch phôi, lúc này bình nấm chuyển từ nâu đỏ sang màu trắng, đó là dấu hiệu nấm con xuất hiện. Giai đoạn này chuyển ra trại trồng tiến hành rút nút để chăm sóc dễ dàng và thuận lợi.
- Mỗi phôi nấm linh chi lần lượt cho ra 03 tai nấm.
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện thương lái Trung Quốc sang Việt Nam thu gom nông thủy sản, kích giá sốt mạnh rồi lao dốc sâu đã không còn xa lạ với người nông dân vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, hiện một lần nữa bà con trồng khoai lang tại các tỉnh ĐBSCL lại rơi vào tình cảnh này. Vì sao?
Chúng tôi về xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương vào những ngày cuối vụ hành tây. Dạo quanh các thôn xóm, gặp người dân ai ai cũng chép miệng: "Năm nay giá thấp kỷ lục. Đã vậy bán rẻ cũng không xong!".
Hiện nay, việc sử dụng màng phủ để trồng một số loại cây rau màu (cà chua, ớt, dưa, bầu bí, đỗ...) trong vụ Xuân Hè khá phổ biến ở vùng đồng bằng sông Hồng do nhiều ích lợi mang lại. Để có được những kết quả tốt trong việc sản xuất rau có sử dụng màng phủ, người trồng rau cần chú ý một số vấn đề quan trọng