Giá / Tin thủy sản

Một số lưu ý khi nuôi tôm trong thời tiết giao mùa

Một số lưu ý khi nuôi tôm trong thời tiết giao mùa
Tác giả: Ks. Trần Ngọc Lãm
Ngày đăng: 09/06/2016

Ðồng thời hệ sinh thái môi trường ao nuôi bị phá vỡ; sức đề kháng, hệ miễn dịch trong cơ thể tôm nuôi bị giảm, tạo điều kiện cho một số loài vi khuẩn, vi-rút gây bệnh trên tôm nuôi phát triển. Ðể chủ động quản lý tốt ao nuôi khi có những cơn mưa bất chợt xuất hiện và nhằm hạn chế những tác động xấu do biến động thời tiết giai đoạn đầu mùa mưa gây ra, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Cà Mau khuyến cáo bà con nuôi tôm cần áp dụng các biện pháp sau đây để ổn định môi trường ao nuôi và nâng cao sức đề kháng cho tôm nuôi:

Ðối với hình thức nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, cần dự trữ các vật tư cần thiết như: vôi, khoáng, vitamin C, chế phẩm sinh học… để có biện pháp xử lý môi trường kịp thời và có hiệu quả.

Nên chủ động khi trời chuẩn bị chuyển mưa cần bón vôi khắp bờ ao. Kiểm tra các yếu tố môi trường như: nếu có thay đổi cần điều chỉnh hợp lý.

Khi trời đang mưa, nên tạt vôi CaCO3 hoặc Dolomite xuống ao nuôi với liều lượng 10-15kg/1.000m3 để duy trì độ kiềm và ổn định pH.

Tăng cường hệ thống quạt nước để tránh hiện tượng phân tầng nhiệt độ, bổ sung vitamin C vào môi trường nước và trộn vào thức ăn, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

* Lưu ý: Khi thấy trời có dấu hiệu chuyển mưa cần phải giảm lượng thức ăn hoặc ngưng cho tôm ăn và đến khi tạnh mưa mới cho ăn với khẩu phần thức ăn giảm 30-50% so với lượng thức ăn bình thường. Ngoài ra, cần định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường vi khuẩn có lợi và ổn định nguồn nước ao nuôi.

Ðối với hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến và quảng canh, hạn chế tối đa việc sử dụng trực tiếp nguồn nước ngoài sông, rạch đưa vào vuông nuôi (do nguồn nước ngoài sông, rạch độ mặn tăng cao trên 35%o), cần phải chủ động nguồn nước sạch đã qua ao lắng để cung cấp, thay nước cho vuông nuôi khi cần thiết. Ðối với những vùng đang sên, vét cải tạo ao, đầm, hạn chế tối đa việc lấy nước đưa vào đầm nuôi hoặc không lấy nước trực tiếp trong thời điểm hiện nay.

Ðối với những ao đang nuôi, khi có xuất hiện những cơn mưa đầu mùa cần tạt vôi CaCO3 xuống vuông nuôi liều lượng 10 - 15kg/1.000m3, 2 ngày sau cấy vi sinh để ổn định môi trường nước.

* Lưu ý: Không nên xả bớt nước mặt khi trời có mưa, vì đây là nguồn nước bổ sung để giảm độ mặn trong vuông nuôi sau những ngày nắng hạn vừa qua, nhằm kích thích tôm lột xác và phát triển tốt.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm thẻ 2,5 tháng, lãi 300 triệu đồng/ha Nuôi tôm thẻ 2,5 tháng, lãi 300 triệu đồng/ha

Tính đến đầu tháng 6.2016, nông dân thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) đã thả nuôi tôm các loại được 3.210ha, bằng 13,38% kế hoạch năm, trong đó diện tích nuôi tôm thẻ là 2.298ha, tôm sú là 913ha.

09/06/2016
Trung tâm thủy sản sản xuất và cung ứng giống các loài thủy sản nước ngọt Trung tâm thủy sản sản xuất và cung ứng giống các loài thủy sản nước ngọt

Là tỉnh miền núi, không giáp biển nhưng Bình Phước có ưu thế về mặt nước nội địa tương đối lớn, với khoảng 28.300ha, trong đó mặt nước sông, suối, hồ gần 7.200ha và khoảng 2.000ha ao nuôi trong các nông hộ. Đó là tiềm năng để tỉnh phát triển nghề thủy sản nước ngọt.

09/06/2016
Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi Móng Cái (Quảng Ninh) tăng cường phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Vụ xuân - hè năm nay, theo kế hoạch, TP Móng Cái (Quảng Ninh) thả nuôi 1.200ha diện tích tôm nuôi nước lợ. Đến nay, Thành phố đã có 642/1.105 hộ thả nuôi 355,4 triệu con giống tôm thẻ chân trắng, tôm sú, trên diện tích 856 ha, đạt 71,5% kế hoạch.

09/06/2016