Prices / Mô hình kinh tế

Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Sản Xuất Và Chế Biến Ca Cao Khép Kín Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Author: 
Publish date: Wednesday. January 25th, 2012

Cây ca cao có mặt ở TP. Mỹ Tho từ trước năm 1980, lúc bấy giờ do khâu chế biến còn hạn chế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều hộ nông dân ở thành phố đã đốn bỏ cây ca cao và trồng các loại cây ăn trái khác. Tin tưởng vào tiềm năng của cây ca cao, ông Tạ Thanh Hải (khu phố 4, Phường 10) duy trì vườn ca cao của mình và tìm tòi phương thức chế biến các sản phẩm bánh kẹo, nước giải khát từ trái ca cao.

Năm 2002, ông Hải đã đầu tư gần 100 triệu đồng để lắp đặt hệ thống chế biến hạt ca cao khép kín. Nhận thấy thị trường tiêu thụ của các sản phẩm chế biến từ trái ca cao có khả năng phát triển mạnh, ông mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất. Đến năm 2009, ông được hỗ trợ hệ thống dây chuyền chế biến hạt ca cao quy mô nhỏ theo Dự án ca cao hữu cơ tỉnh Tiền Giang. Với sự đầu tư này, trong năm 2010 ông Hải đã sản xuất và cung cấp ra thị trường trên 1,5 tấn sản phẩm từ trái ca cao như: kẹo sô cô la, bột ca cao, rượu ca cao, bơ ca cao... Hiện nay, các sản phẩm chế biến từ trái ca cao của DNTN Lâm Anh (do ông Tạ Thanh Hải làm chủ) đã có mặt ở nhiều siêu thị, cửa hàng bách hóa trong và ngoài tỉnh.

Khi đã tìm được đầu ra ổn định cho cây ca cao, với gần 4.500m2 đất nông nghiệp, ông Hải mạnh dạn nhân rộng diện tích trồng ca cao của gia đình, từ 200 lên 400 cây. Hơn 35 năm gắn bó với cây ca cao, tích lũy nhiều kinh nghiệm trong canh tác giống cây này, ông chia sẻ: "Để cây ca cao phát triển tốt và cho năng suất cao, nên trồng cây ca cao xen với những loại cây có tán rộng như cây dừa, nhãn..., vì cây ca cao là loại cây thích hợp với bóng mát. Ngoài việc bón phân đầy đủ, phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây, người trồng nên thường xuyên phun thuốc trừ sâu, nhất là phòng trừ sâu đục thân". Nhờ có kinh nghiệm trồng và chăm sóc phù hợp, vườn ca cao của ông Hải cho năng suất rất cao. Với 400 cây ca cao, mỗi năm ông Hải thu hoạch trên 10 tấn trái. Riêng trong năm 2010, ông thu lãi trên 200 triệu đồng từ mô hình sản xuất và chế biến trái ca cao. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, mô hình kinh tế của ông Hải còn tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương.


Related news

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu Pháp rất đơn giản, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả cao. Hiện mô hình này đang được bà con nông xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện và nhân rộng.

Wednesday. January 25th, 2012
Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế Thêm “Sức Bật” Cho Con Tôm Cao Triều Ở Thừa Thiên Huế

Ông Nguyễn Ngọc Song (thôn 4 Cao Triều - Quảng Công - Quảng Điền - Thừa Thiên - Huế) cho biết: Tôi đã làm nghề nuôi tôm được gần 10 năm, song trước đây, các động cơ phục vụ nuôi tôm như động cơ sục khí hay máy bơm nước đều sử dụng dầu diesel. Thời gian gần đây, tôi chuyển sang sử dụng động cơ điện.

Wednesday. January 25th, 2012
Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang Sản Xuất Lúa Tiết Kiệm Phân Bón Ở An Giang

Canh tác 6 héc - ta lúa nằm trong vùng đê bao Vĩnh Thuận, ông Phan Thành Phương (ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành - An Giang) cho biết: “Từ năm 2008 đến nay, chưa xả lũ lần nào nhưng lại sản xuất liên tiếp 3 vụ lúa mỗi năm, không xả lũ lấy phù sa màu mỡ và rửa trôi các mầm bệnh còn tích trữ trong đất, nguy cơ làm phát sinh dịch hại trên lúa khó tránh khỏi. Đất nghèo dinh dưỡng nên phải bón nhiều phân hóa học mới giữ được năng suất lúa. Mỗi héc-ta lúa bón khoảng 400 - 450 kg phân các loại/vụ, còn vài năm trở lại đây phải tăng từ 500 kg phân bón/héc - ta trở lên, mặc dù đã áp dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất, bón nhiều phân Kali để cải tạo đất lâu năm chưa phơi ải, giúp bộ rễ cây lúa phát triển, hạn chế đổ ngã, giằn phèn”.

Wednesday. January 25th, 2012