Mô Hình Nuôi Lươn Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Vài năm gần đây, nhiều hộ dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) thực hiện mô hình nuôi lươn trong hồ xi măng, mủ bạt đạt hiệu quả kinh tế cao, vươn lên khá giàu.
Hiện xã Bình Thạnh có gần 20 hộ thực hiện mô hình nuôi lươn. Nhiều hộ nông dân xem đây là mô hình chăn nuôi, giúp gia đình vươn lên khá giàu. Ông Phạm Văn Trung, ấp Bình Lý, xã Bình Thạnh cho biết, lươn cũng dễ nuôi, thức ăn chủ yếu của lươn là ốc bưu vàng hoặc thức ăn cho các tra, cá ba sa. Năm nay tôi nuôi 6 bồn, sau thu hoạch trừ các khoản chi phí còn lời từ 110 triệu đồng đến 120 triệu đồng.
Đối với ông Phạm Văn Út Em đây là năm thứ 2 ông thả nuôi, năm đầu do chưa có kinh nghiệm nên ông thả nuôi ít, lợi nhuận thu được không nhiều. Sang năm 2013, ông mở rộng diện tích ra 4 bể, thả nuôi trên 2.000 con lươn giống. Ông Út Em cho biết, để ít bị hao hụt, lươn giống thả nuôi phải chọn đồng cỡ, không bị sây sát, khỏe mạnh, sau mỗi lần cho ăn cần tiến hành vớt bỏ thức ăn thừa khỏi bể để tránh ô nhiễm môi trường nước. Giai đoạn đầu khi thả nuôi thức ăn phải cung cấp đầy đủ, không để lươn đói vì chúng sẽ ăn nhau làm hao hụt.
Để chủ động được nguồn lươn giống cung cấp cho người nuôi trên địa bàn thị xã Hồng Ngự, Hội Nông dân thị xã Hồng Ngự phối hợp cùng Phòng Kinh tế và Trạm Thủy sản tổ chức cho hơn 50 nông dân ở các xã, phường trên địa bàn thị xã đi tham quan mô hình nuôi lươn ở xã Vĩnh Bình (huyện Châu Thành) và Trung tâm giống thủy sản (tỉnh An Giang).
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh cho biết, thời gian qua xã Bình Thạnh thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế, trong đó mô hình nuôi lươn đạt hiệu quả cao hơn so với các mô hình khác. Thời gian tới, địa phương sẽ nhân rộng mô hình.
Có thể bạn quan tâm

Không chỉ làm ăn giỏi, ông Hồ Văn Thăng (51 tuổi), ở khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, Quảng Trị còn sáng chế ra máy đánh vảy cá, giúp bà con nâng cao năng suất, hiệu quả trong chế biến thủy sản.

Ngày 5/7/2013, tại Cần Thơ, Chính phủ cùng Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và lãnh đạo các tỉnh ĐBSCL tổ chức Hội nghị Bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ lúa gạo và thủy sản vùng ĐBSCL. Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản cũng rất được quan tâm.

Những năm gần đây, cá sủ đất đã được người dân một số địa phương trong nước nuôi với số lượng lớn, cho hiệu quả kinh tế cao. Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, cá sủ đất thường được nuôi theo hình thức nuôi lồng, bè tại các địa phương như Cẩm Phả, Vân Đồn.