Prices / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Cho Thu Nhập Hàng Tỷ Đồng

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Cho Thu Nhập Hàng Tỷ Đồng
Author: 
Publish date: Thursday. October 25th, 2012

Với những lợi thế về giá, khả năng kháng chịu dịch bệnh tốt, tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ, thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, mô hình nuôi heo rừng bán hoang dã ở thôn Trung Nghĩa, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng đang giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập hàng tỷ đồng một năm.
 
Thôn Trung Nghĩa nằm sâu trong thung lũng, có khí hậu mát mẻ, điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp cho lợn rừng sinh trưởng và phát triển. Anh Trần Đức Quốc, chủ một trang trại nuôi heo rừng ở đây cho biết, năm 2006 thử nghiệm nuôi heo rừng với 16 con lợn rừng nái. Sau khi thành công, anh Quốc đã nhân rộng và hiện nay trang trại của anh đã có 38 con lợn rừng nái, một lợn đực và 200 con lợn con.
 
Theo anh Quốc, lợn con nuôi khoảng 12 tháng là có thể cho sinh sản. Trung bình một năm, lợn rừng cho sinh sản 2 lứa, mỗi lứa khoảng 7 - 8 lợn con. Khi lợn con được 3 tháng sẽ được tách đàn nuôi riêng. Thức ăn của lợn rừng ngoài cám, ngô người chăn nuôi còn có thể tận dụng các nguồn thức ăn tại chỗ khác như bèo, rau, cỏ, sắn, khoai... Về chuồng trại nên xây dựng dưới những tán cây, ngoài phần chuồng cho lợn ngủ phải có không gian cho lợn chạy và đào bới. Theo anh Quốc, việc nuôi lợn rừng nhìn có vẻ đơn giản nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, chu kỳ sinh trưởng của chúng để chủ động phòng bệnh, bổ sung thức ăn thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 
Hiện thôn Trung Sơn đang có 3 hộ nuôi lợn rừng bán hoang dã. Thị trường tiêu thụ lợn của các hộ trong thôn chủ yếu là thị trường Đà Nẵng và Hà Nội. Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng về trọng lượng của lợn, trong đó ít nhất lợn phải đạt 10 kg mới có thể xuất chuồng. Giá thịt lợn rừng hiện nay bán tại trang trại là 160.000 đồng/kg. Hàng năm gia đình anh Quốc bán khoảng 400 con lợn rừng thịt và thu mua tiêu thụ cho nhiều hộ khác trên địa bàn, thu về khoảng 3 tỷ đồng.
 
Theo anh Quốc để có được thị trường tiêu thụ lợn rừng ổn định, thì chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu. Gia đình anh và các hộ chăn nuôi ở đây luôn tuân thủ nghiêm ngặt việc nuôi lợn rừng bằng nguồn thức ăn tự nhiên nên chất lượng sản phẩm thịt được các nhà hàng rất ưa chuộng. Với diện tích trang trại hơn 3 ha, anh Quốc đang trồng 1.500 cây mít. Ngoài mục đích bán múi mít ra thị trường thì anh có kế hoạch tận dụng xơ, hạt mít để sấy và nghiền ra làm thức ăn cho lợn qua đó giảm chi phí đầu vào.
 
Mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng mô hình nuôi lợn rừng bán hoang dã cũng gặp phải những khó khăn nhất định như: chi phí đầu tư ban đầu lớn về chuồng trại, con giống và chưa có sự hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bài bản của cán bộ thú y... Đây là các vấn đề đang là rào cản để mô hình này được nhân rộng trong thực tế.


Related news

Cà Mau Mở Rộng Chương Trình Bảo Hiểm Nông Nghiệp Cà Mau Mở Rộng Chương Trình Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, ông Lê Văn Sử cho biết, sau thời gian thí điểm thành công chương trình bảo hiểm nông nghiệp, tỉnh Cà Mau tiếp tục đẩy mạnh chương trình theo hướng mở rộng quy mô cả hộ tham gia và diện tích đất sản xuất.

Thursday. October 25th, 2012
Sử Dụng Ngô Làm Thức Ăn Chăn Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Sử Dụng Ngô Làm Thức Ăn Chăn Nuôi Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nhiều doanh nghiệp sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi cho rằng, việc tiêu thụ sản phẩm ngô, đậu tương tại ĐBSCL, theo đề án chuyển đổi đất trồng lúa, hiện còn nhiều khó khăn do thiếu hệ thống sấy, chế biến, giá cả không cạnh tranh…

Thursday. October 25th, 2012
Lại “Sốt” Chanh Dây Lại “Sốt” Chanh Dây

Thời gian gần đây, ở các xã Đắk Sin, Hưng Bình, Đạo Nghĩa và thị trấn Kiến Đức (Đắk R’lấp - Đăk Nông), việc thu mua chanh dây như đang lên cơn “sốt”. Chị Đỗ Thị Thu ở xã Đắk Sin cho biết: “Gia đình tôi hiện còn 2 sào chanh dây, thu hoạch tới đâu, tư thương vào mua hết tới đó, kể cả những quả chất lượng xấu. Gia đình tôi đang tính đầu tư trồng chanh dây tiếp trên 3 sào đất trống còn lại”.

Thursday. October 25th, 2012