Giá / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Dông - Thỏ Trong Vườn Thanh Long

Mô Hình Nuôi Dông - Thỏ Trong Vườn Thanh Long
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/04/2012

Chúng tôi đến thăm mô hình trồng thanh long và mãng cầu ta kết hợp nuôi thỏ rừng và dông của ông Ngô Văn Kéo (Mười Kéo) ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Với 6 ha đất, ông Mười Kéo trồng 3.000 trụ thanh long, phần đất còn lại ông trồng mãng cầu. Xung quanh vườn cây, ông cho xây tường gạch ống thô âm sâu 0,5 m dưới mặt đất và phần nhô trên mặt đất xây cao 0,5 m, có lót tôn, trên lớp gạch rào lưới B.40 cao 1,2 m ngăn không cho dông, thỏ thoát ra ngoài. Sau khi xây dựng vòng thành, ông Mười Kéo mua giống thỏ rừng và dông về thả vào vườn để nuôi.

Con dông đã được nông dân Bình Thuận nuôi rất nhiều, nhưng nuôi kết hợp trong vườn thanh long, mãng cầu thì chỉ có vài hộ ở thôn Thuận Minh, xã Thuận Quý thử nghiệm. Riêng thỏ rừng, ông Mười Kéo cho biết rất dễ nuôi và cho hiệu quả kinh tế rất cao; mỗi năm thỏ rừng đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 - 3 con. Tuy số lượng thỏ con sinh ra mỗi lứa ít hơn thỏ nhà, nhưng bù lại, chúng không đào hang nên không bị hao hụt do thoát ra ngoài. Đặc biệt thỏ rừng có sức sống rất mãnh liệt, qua 4 năm thực hiện mô hình này, không phát hiện đàn thỏ có bệnh tật gì.

Điều hay nhất của mô hình nuôi thỏ rừng và dông trong vườn thanh long, mãng cầu là sau khi thả con giống vào vườn, không cần cho ăn hay chăm sóc gì cả. Dông và thỏ rừng tự tìm cây cỏ trong vườn để ăn.

Cứ vài ngày, cha con ông Mười Kéo ra bắt vài ký dông, vài ký thỏ rừng giao cho các nhà hàng, quán nhậu là cả gia đình có khoản thu dành cho việc chi tiêu nhỏ hàng ngày. Các nguồn thu từ mãng cầu, thanh long còn lại là nguồn tích lũy... Giá dông thịt bán sỉ bình quân 300.000 đồng/kg, còn thỏ rừng tới 700.000 đồng/kg.

Được biết, để giảm chi phí xây tường bao, một số hộ ở thôn Thuận Minh đã học tập làm theo mô hình ông Mười Kéo, nhưng có cải tiến chỉ cần đào mương, chôn tấm tôn fibro xi măng cũ, nửa chìm dưới đất, nửa lộ trên mặt đất và rào lưới B.40 loại cao 1,2 m bao quanh là có thể thả giống vào nuôi.

Bình Thuận có trên 16.000 ha thanh long, nếu bà con biết tận dụng phần đất dưới tán cây thanh long (hoặc cây lâu năm khác) để chăn nuôi dông và thỏ rừng như ông Mười Kéo, sẽ giúp cho bà con có thêm nguồn thu đáng kể mà không phải đầu tư nhiều.

Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia Chăn Nuôi Theo Nhóm Kết Nối Và Sẻ Chia

Sau thất bại của cy tiu, một số hộ dn ở x Thanh Ph (TX. Bình Long) đ chuyển đổi sang chăn nuôi để phát triển kinh tế. Với đặc điểm đất ít, nhiều hộ nuôi heo công nghiệp hiện đại đ từng bước hoàn chỉnh mô hình khp kín để tận thu nguồn lợi từ chăn nuôi. Cũng từ đó, mô hình chăn nuôi theo nhóm ra đời.

12/04/2012
Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao Trồng Rau Nhíp Trong Vườn Điều Xen Ca Cao

Cây điều nhiều năm mất mùa, mất giá, nhưng thay đổi loại cây trồng khác trên diện tích đất đồi dốc là điều rất khó đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Điểu Đan ở thôn 5, xã Minh Hưng (Bù Đăng) đã lên rừng mang giống rau nhíp về trồng xen trong vườn điều và ca cao. Đây là cách làm mới, vừa tăng thu nhập, vừa giúp bảo tồn một loại cây thực phẩm, có dược tính của đồng bào Xêtiêng ở Bình Phước.

12/04/2012
Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái) Có 34 Mô Hình Nuôi Ba Ba Ở Yên Bình (Yên Bái)

Từ năm 2009, Trạm Khuyến nông huyện Yên Bình (Yên Bái) đưa vào thử nghiệm mô hình nuôi ba ba gai tại 3 xã là Tân Nguyên, Bảo Ái và Yên Bình.

12/04/2012