Giá / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Sinh Sản Nhân Tạo

Mô Hình Nuôi Cua Xanh Sinh Sản Nhân Tạo
Tác giả: 
Ngày đăng: 02/06/2012

Nước trong ao được bơm cạn dần, cua trú ngụ trong những bó chà, bò ra ngoài và được bắt lên bằng vợt lưới. Con nào con ấy bằng bàn tay, màu nâu xám, đôi càng to bằng ngón tay cái. Để lên bàn cân, trung bình 400 g/con. Thử nghiệm nuôi cua xanh từ nguồn giống sinh sản nhân tạo tại Bình Định trong 3 tháng 20 ngày đã đạt hiệu quả như vậy.

Tháng 5/2007 trên diện tích ao 5.000 m2, ông Đinh Công Dương (thôn Ngãi An, Cát Khánh, Phù Cát, Bình Định) thả nuôi 6.700 con cua xanh - loại cua giống đủ tiêu chuẩn nuôi thương phẩm có kích cỡ thân từ 1,5 - 2 cm. Đây là giống cua xanh được cho đẻ nhân tạo tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (Trung tâm khuyến ngư và kỹ thuật thủy sản Bình Định), trong khuôn khổ một đề tài nghiên cứu khoa học. Ngoài ra ông Dương còn thả nuôi xen 5 vạn tôm, 400 con cá chua.

Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật khuyến ngư, ông cho dẫn nguồn nước nuôi từ kênh mương nước ngọt tự  nhiên về, pha nước mặn vào để đạt độ mặn tiêu chuẩn, không bơm từ giếng bị nhiễm phèn. Để tạo chỗ trú ngụ cho cua, ông cho thả nhiều bó chà trong ao. Mỗi ngày ông cho ăn 2 lần. Thức ăn là cá tạp bán khá nhiều ở địa phương, giá rẻ.

Ông Dương dự định nuôi trong 5 - 6 tháng, đạt trọng lượng 300 g/con, nhưng mới 3 tháng 20 ngày đã đạt trên 400 g/con. Loại cua giống sinh sản nhân tạo có độ đồng đều cao, lớn nhanh, sạch bệnh. Ông nói: “Có  lúc nắng hạn, nguồn nước ngọt tự nhiên cạn kiệt không còn bao nhiêu, phải dùng nước giếng nhiễm mặn cao, bơm vào ao nhưng cua vẫn sống được. Khi nguồn nước ổn định thì cua rất nhanh lớn, lột vỏ liên tục, chứ không như cua giống bắt nuôi từ tự nhiên, khi có con nước lên mới lột xác một lần. Mùa nuôi là mùa nắng nóng không phải chính vụ, cua dễ mắc bệnh teo cơ, nhưng ở đây không có”.

Ông Nguyễn Văn Thông - phó chủ tịch UBND xã Cát Khánh cho biết: “Cả xã có 85 ha ao đìa nuôi trồng thủy hải sản. Vùng này độ mặn cao, môi trường nước bị ô nhiễm, nuôi tôm bị dịch nhiều, mô hình ông Dương rất có hiệu quả, có khả năng nhân rộng”.

Vụ chính nuôi cua bắt đầu từ tháng 10 - khi mùa mưa bắt đầu ở miền Trung. Trong mùa mưa, con cua mới phát triển nhanh lại ít bị tác động bởi môi trường bất lợi như thiếu nước ngọt, hạn hán, nhiễm phèn… Theo ông Phan Thanh Việt, trạm trưởng Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản, mô hình của ông Dương là nuôi theo cách quảng canh cải tiến với mật độ 1,3 con/m2. Bài học rút ra là nên tăng lượng chà trong ao để có chỗ trú ngụ cho cua, giảm tỷ lệ hao hụt, đào nhiều rãnh khắp đáy ao, có thả chà.

Được biết, trong khuôn khổ đề tài, trạm thực nghiệm sẽ thả nuôi cua ở 5 địa điểm khác tại đầm Thị Nại và xã Cát Khánh trong đầu mùa mưa. Hiện nay một số hộ dân tại Cát Khánh đang hỏi mua cua giống nhân tạo để chuẩn bị nuôi trong vụ này. Trạm có khả năng cung cấp hàng triệu con giống cho vụ nuôi theo nhu cầu của người nuôi trong và ngoài tỉnh. 

Có thể bạn quan tâm

Tìm Hướng Đi Cho Chợ Lợn Ở An Nội Hà Nam Tìm Hướng Đi Cho Chợ Lợn Ở An Nội Hà Nam

Mấy năm gần đây, dọc theo tỉnh lộ 56B, đoạn qua xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam xuất hiện một chợ lợn ngang nhiên hoạt động tự phát. Suốt cả đoạn đường gần 100m, hai bên đường đều được quây thành chuồng nhốt lợn, thu hút hàng trăm người mua, người bán từ nhiều tỉnh lân cận. Chợ lợn An Nội mỗi ngày luân chuyển từ năm nghìn đến bảy nghìn con lợn, trở thành điểm tiêu thụ lợn lớn nhất miền bắc...

02/06/2012
Sẵn Sàng Cho Ngày Hội Cây - Trái Ngon Năm 2012 Sẵn Sàng Cho Ngày Hội Cây - Trái Ngon Năm 2012

Theo ông Lê Phước Toàn - Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách (Bến Tre), huyện đã sẵn sàng cho Ngày hội cây - trái ngon, an toàn và sản phẩm nông nghiệp lần thứ XII năm 2012, diễn ra từ ngày 22 đến ngày 25-6-2012 (mùng 4 đến mùng 7 - 5âl), tại Trung tâm Văn hóa và sân vận động huyện. Có 300 gian hàng (tăng 20 gian hàng) trưng bày cây giống, hoa kiểng, trái cây, các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm phục vụ nông nghiệp và gian hàng tiêu dùng.

02/06/2012
Hiệu Quả Nuôi Tôm Quản Lý Cộng Đồng Hiệu Quả Nuôi Tôm Quản Lý Cộng Đồng

Mô hình nuôi tôm quản lý cộng đồng do Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai tại hai huyện An Minh và Vĩnh Thuận trong hai năm qua đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Người nuôi có sự gắn kết, tương trợ lẫn nhau, giúp giảm chi phí đầu tư, ít ảnh hưởng đến môi trường, hạn chế dịch bệnh xảy ra, năng suất cao hơn hẳn so với bình quân chung của tỉnh.

02/06/2012