Mô Hình Nuôi Cua Đồng Trong Ao Đất Và Ruộng Lúa Dễ Nuôi, Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ”, do Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chủ trì thực hiện đã xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng phù hợp với điều kiện của tỉnh, giúp nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo có thể áp dụng.
Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” với 5 hộ nông dân tham gia nuôi trên 1ha ruộng lúa và ao đất. Áp dụng mô hình này, người nuôi bỏ vốn nhỏ, công chăm sóc ít và cua cũng ít gặp rủi ro dịch bệnh. Sau khoảng 3 tháng nuôi, người nuôi có thể đặt rập để thu hoạch cua theo kiểu tỉa thưa dần, lựa những con chắc thịt, đủ gạch để bán. Kết thúc thành công mô hình thử nghiệm, nhóm triển khai dự án còn xây dựng được một quy trình công nghệ nuôi cua đồng riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của tỉnh để bà con nông dân có thể học tập làm theo.
Cua đồng là thực phẩm sạch, ngon, bổ, được nhiều gia đình chọn làm thực phẩm ưu tiên trong bữa ăn gia đình. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cua đồng trong địa bàn tỉnh rất lớn, đặc biệt vào mùa khô. Giá cua đồng tại các chợ trong mùa khô có thể lên tới hơn 100.000 đồng/kg, sẽ tạo nên nguồn thu nhập khá cho người nuôi cua.
Bà Nguyễn Thị Dáng, Chủ nhiệm dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” cho biết, cua đồng là loài thủy sinh dễ nuôi, môi trường sống không quá khắt khe. Cua có thể sống trong điều kiện có mặt nước ao, hồ, sông, suối và ruộng đồng. Thức ăn của cua cũng rất đa dạng, cua có thể ăn nhiều loại thức ăn dễ kiếm trong sản xuất nông nghiệp như: bắp, khoai lang, khoai mì, cá tạp, rau muống, bèo cái, lục bình…
Tuy nhiên, bên cạnh việc là loại thức ăn dân dã, bổ dưỡng của con người, cua cũng là món khoái khẩu của nhiều loài động vật khác trong tự nhiên như cá, ếch, rắn, chuột và ngay bản thân loài cua cũng tự ăn thịt lẫn nhau khi đến thời kỳ lột xác. Đây là nguyên nhân gây tỷ lệ hao hụt cao khi nuôi cua với mật độ lớn mà không bảo đảm các điều kiện bảo vệ cua. Chính vì vậy, khi nuôi cua đồng trong ao đất và ruộng lúa, bà con nông dân cần xây dựng bờ rào bảo vệ xung quanh ruộng hoặc ao nuôi.
Nên nuôi cua luân canh với một vụ lúa hoặc một vụ cá. Trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cua nhiều lần lột xác để lớn lên, để tránh cua bị ăn thịt khi lột xác, cần tạo thêm nhiều bờ đất trong ao, thả nhiều gốc chà, ống tre,… để cua có nhiều chỗ trú ẩn. Ngoài ra, cần thả nhiều bèo cái, lục bình, rau muống, trồng cỏ, gieo lúa (không chăm sóc lúa)… trong ao, trong ruộng để vừa có thêm thức ăn cho cua, vừa tạo chỗ trú ẩn cho cua. Để cua mau lớn và hạn chế việc tự tìm ăn thịt lẫn nhau, cần bảo đảm cho cua ăn đủ mỗi ngày theo đúng quy trình kỹ thuật được hướng dẫn.
Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa tại huyện Đất Đỏ” nhằm xây dựng, hoàn thiện và nhân rộng quy trình nuôi cua đồng thương phẩm trên địa bàn tỉnh, góp phần làm da dạng các đối tượng nuôi, giảm áp lực khai thác cua đồng từ tự nhiên, giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập nâng cao đời sống. Đồng thời, dự án cung cấp thêm một số loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, an toàn cho người tiêu dùng. Với sự thành công của dự án, thời gian tới, mô hình nuôi cua đồng thương phẩm trong ao đất và ruộng lúa cần được nhân rộng và phát
Related news
Ngày 16.5, tại cuộc họp của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), đại diện VPA cho hay giá tiêu trong nước tiếp tục tăng cao khiến người trồng tiêu lãi lớn trong một thời gian dài.
Huyện Krông Búk có tổng diện tích 35.867,71 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm 80%. Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậu của huyện thích hợp với cây công nghiệp dài ngày và ngắn ngày có giá trị kinh tế cao.
Các tài liệu nghiên cứu về hành tây đã cho thấy, để đạt năng suất hành tây khoảng 30 tấn/ha thì cần 116kg N + 44kg P205 + 144kg K20.