Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM)

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.
Mô hình trình diễn ở Nhà Bè (TP. HCM) với diện tích ao nuôi 2.000 – 4.000 m2/hộ, mật độ thả cá rô phi (2,5 con/m2, cỡ giống > 5 cm/con) cá trê lai (10 con/m2, cỡ giống 3 – 5 cm/con). Sau 06 tháng nuôi với tỷ lệ sống 80% trọng lượng của cá rô phi đạt trung bình 3 – 4 con/kg; cá trê lai 3 – 5 con/kg.
Tổng doanh thu, đối với cá trê lai: 314 triệu đồng/ha/vụ, lãi 114 triệu đồng/ha/vụ; cá rô phi: 127,8 triệu đồng/ha/vụ, lãi 48,15 triệu đồng/ha/vụ. Để đạt được kết quả trên là do người dân đã thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của cán bộ giám sát về tất cả các bước của quy trình kỹ thuật. Với lợi thế là giống cá thịt trắng, thơm ngon, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân nên sản phẩm dễ tiêu.
Trao đổi kinh nghiệm nuôi các hộ cho biết: Nuôi cá trê lai và cá rô phi bán thâm canh không khó nhưng để đạt được hiệu quả thì người nuôi cần lựa chọn mùa vụ nuôi thích hợp, đủ khả năng kinh tế cũng như tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương. Cá càng lớn khả năng tiêu hoá càng mạnh, cá càng ăn tạp. nên ngoài cám viên cần phối trộn các loại thức ăn phụ phẩm để tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho cá, giúp cá lớn nhanh. Nếu thức ăn là chất bột cần nấu chín để đảm bảo vệ sinh cho mặt nước ao và cá dễ tiêu thụ nhanh hơn. Bên cạnh đó chất lượng con giống cũng rất quan trọng góp phần quyết định thành công, chỉ nên mua con giống nơi đáng tin cậy. Đây là mô hình thích hợp với đa số các hộ nghèo, cần được nhân rộng.
Related news

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số mô hình kinh tế trang trại (KTTT), góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dần đưa sản xuất nông nghiệp trở thành sản xuất hàng hóa, tạo giá trị sản phẩm, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn. Song, phát triển KTTT đang bộc lộ những khó khăn, bất cập, cần có cơ chế chính sách phù hợp...

Chiều 29-6, giá cá tra loại 1 chỉ còn khoảng 18.500 - 19.000 đồng/kg, người nuôi lỗ 3.000 - 3.500 đồng/kg; dù giá cá giảm mạnh nhưng người nuôi vẫn khó bán bởi các nhà máy hạn chế thu mua.

Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.