Mô Hình Nuôi Cá Chạch Ở Ruộng Lúa
Chạch nuôi ở ruộng nước là nghề phụ của nhà nông, nghề nuôi cá ruộng nếu có môi trường tốt cũng đem lại hiệu quả khá cao.
Cá chạch ruộng, ngoài việc tăng thêm thương phẩm còn làm cho đất ruộng thêm tơi xốp, cá ăn các loại sâu, bọ, phân cá được phân hủy tăng độ màu mỡ cho đất ruộng, lúa tốt, thóc nhiều, năng suất tăng.
Nuôi cá ruộng "nhất cử lưỡng tiện" là như vậy.
+ Phương pháp nuôi cá ruộng kết hợp với trồng lúa nước với mục đích nuôi cá ở ruộng để cải tạo, nâng cao độ màu mỡ của đất, nên chọn những nơi đất có độ chua ít, chất đất không thoát nước, giữ được nước lâu làm nơi nuôi cá.
Sau khi tu sửa lại, đắp bờ ruộng cho vững (chống vỡ bờ) cao hơn mặt nước 30-50cm, mở ra một rãnh rộng 30-50cm, sâu 30cm, giữa ruộng, bố trí vài hố 4-6m2, sâu 30-50cm (chiếm khoảng 5% diện tích ruộng) làm nơi cho cá ăn, tránh nắng, tập trung cá cao cho dễ bắt.
Nếu điều kiện cho phép, tốt nhất tại bờ ruộng nên chặn thêm một miếng ván gỗ hoặc tấm chắn bằng nhựa cứng, phía dưới chặn bằng một gò đất cao 30cm làm cửa cho việc cấp, thoát nước (có đặt lới, chống cá bơi mất).
Thường, sau khi gặt xong lúa là phải hoàn chỉnh ruộng nuôi vào thời điểm giao nhau của vụ xuân hè năm sau. Khi cấy xong lúa nước, lúa xanh tốt thì tháo hết nước ruộng ra, phơi nắng 3-4 ngày, rải 20-25kg cám gạo với 50kg phân chuồng cho 100m2 ruộng.
Theo dõi thấy phân đã hoai (thối rữa hết) thì tháo nước vào ruộng, giữ nước ở độ sâu 15-30cm, thả 10-15kg cá chạch, thân dài 5cm cho 100m2 ruộng lúa.
Ruộng thả cá kết hợp với trồng lúa kiểu này không nên quấy nhiều, tuần đầu cha cần cho cá ăn thêm thức ăn.
Một tuần lễ sau, cứ cách 3-4 ngày, cho cá ăn thêm ít cám, mạch trộn lẫn với bột nhộng. Đem thức ăn rải đều trên mặt ruộng rồi thu nhỏ vào một chỗ.
Từ đó trở đi, chỉ cho thức ăn vào một nơi cố định, tạo thói quen cá tập trung ăn, vào giờ nhất định trong ngày, tới mùa đông thu hoạch dễ bắt.
Đồng thời với việc cho cá ăn, cứ cách một tháng, cho thêm vào ruộng 50kg phân chuồng, cho thêm ít lân, canxi, sinh vật phù du nuôi vớt được.
Cho ăn như bình thường, chủ yếu dùng thức ăn dễ kiếm, giá thành hạ, cá thích ăn như cám gạo, bã đậu, giun và thức ăn hỗn hợp, mỗi ngày một lần vào buổi sáng lúc 8-9 giờ, lượng thức ăn khoảng 3-5% tổng thể trọng cá đem nuôi.
Tới hạ tuần tháng 11, khi trời trở lạnh, ngừng cấp thức ăn cho cá.
Ruộng nuôi cá kết hợp với trồng lúa kiểu này thường gọi là ruộng tinh dưỡng, không được dùng thuốc trừ sâu và thuốc nông nghiệp khác.
Cá chạch nuôi trong ruộng lúa lớn rất nhanh, có thể đánh bắt khi mùa đông tới.
Các thu hoạch thường có thể trọng 10g trở lên, cho 30-50kg cá chạch trong 100m2 ruộng lúa.
+ Phương pháp nuôi thô (tạp).
Ruộng phục vụ cho phương pháp nuôi thô đơn giản hơn, chỉ cần chú ý khâu không để cá bơi mất, cần làm tốt công tác bảo vệ tại ruộng.
Bờ ruộng nên đắp cao, vững chắc, cửa cấp thoát nước có vật cản, lới chắn.
Trong ruộng không đào hố cá, không thả thức ăn cho cá.
Khi đưa nước vào ruộng, cấy lúa xong, mạ lên xanh tốt, giữ nước ruộng ở mức 10-20cm, thả khoảng 5kg cá giống cho 100m2 ruộng.
Tuy không cho thức ăn vào ruộng nhưng vẫn phải cho phân nuôi phù du, sinh vật làm thức ăn cho cá.
Qua một vụ lúa, có thể thu được 10-15kg cá trên 100m2 ruộng.
Có thể bạn quan tâm
Vụ xuân năm nay, huyện Nam Sách (Hải Dương) trồng gần 38 ha ớt, tập trung ở các xã Hiệp Cát, Đồng Lạc, An Bình, Phú Điền.
Rong nho biển đang là một loại sản phẩm mới ở Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng. Tại Khánh Hòa, ngoài Viện hải dương học Nha Trang, Công ty TNHH Trí Tín cũng đã trồng thử nghiệm 200 g giống được mang đến từ Okinawa (Nhật Bản) từ tháng 10/2005. Đồng thời với quá trình nhân giống, Công ty TNHH Trí Tín đã tiến hành trồng thử nghiệm theo nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có sáng kiến trồng rong nho theo phương pháp trồng kê sàn có lưới che. Từ tháng 10/2006 đến nay, công ty đã nhân rộng thành công phương pháp trồng này tại vùng biển Hòn Khói (Ninh Hải, Ninh Hòa).
Ổi xá lị Bình Lộc (TX. Long Khánh) nổi tiếng nhờ chất lượng thơm ngon, giòn ngọt do không sử dụng chất kích thích, trái chín tự nhiên theo cách chăm sóc truyền thống của nông dân miệt vườn