Giá / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Bống Tượng Ghép Cá Chình Bông Đạt Lãi Cao

Mô Hình Nuôi Cá Bống Tượng Ghép Cá Chình Bông Đạt Lãi Cao
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/04/2012

Ông Phan Văn Lâm (SN 1941) ngụ ấp Phú Điền, xã Phú Thành A là người đầu tiên của huyện Tam Nông (Đồng Tháp) nuôi cá bống tượng ghép cá chình bông trong bè thành công. Với một bè 16 m2, vào đầu năm 2010, ông Lâm thả hơn 100 con cá bống tượng giống nuôi gần 1 tháng ông tiếp tục thả 50 kg cá chình bông giống vào bè nuôi ghép. Thức ăn cho cá giống là các loại cá, tép được đánh bắt ngoài tự nhiên, hoặc cá biển xay nhuyễn trộn với bột gòn.

Hơn 3 tháng chăm sóc, ông Lâm tăng dần lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Lúc này, thức ăn cho cá bống tượng và cá chình bông là các loại cá tạp, cá biển được cắt thành từng khúc để lên vỉ tre thả xuống đáy trong bè để cho cá ăn. Bên cạnh đó, ông Lâm còn trộn Vitamin tổng hợp vào thức ăn để bồi dưỡng và làm tăng sức đề kháng cho đàn cá. Trung bình đầu tư từ 8 - 10 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá bống tượng và 1 kg cá chình bông thương phẩm.

Nhờ thường xuyên theo dõi sự tăng trưởng của đàn cá và phòng ngừa dịch bệnh kịp thời nên đến cuối tháng 11-2011, ông Lâm cho cất bè và thu hoạch được 32 kg cá bống tượng thương phẩm và trên 425 kg cá chình bông thương phẩm, bán giá bình quân 400.000 đồng/kg, thu nhập được gần 300 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc ông Lâm còn lãi hơn 110 triệu đồng. Hiện ông đang tiếp tục nuôi hơn 100 con cá bống tượng và 75 con cá chình bông giống. Đến nay, sau hơn 4 tháng chăm sóc, cá bống tượng đạt trọng lượng bình quân 350 - 450 gram/con; cá chình bông đạt 500 gram/con... Ông Lâm sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật cho bà con có nhu cầu nuôi cá bống tượng và cá chình bông ghép trong bè nhằm tăng thu nhập cho gia đình, nhanh chóng ổn định cuộc sống và vươn lên khá giàu, góp phần chuyển dịch cơ cấu vật nuôi trong nông nghiệp.

Kỹ sư Nguyễn Sỹ Khánh - Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông cho biết: “Đây là mô hình đột phá mới của huyện Tam Nông. Ngành Thủy sản sẽ nghiên cứu và đề xuất nhân rộng mô hình ra cho nhiều hộ trong xã nuôi để xóa đói giảm nghèo và xây dựng quy trình kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm để nhân rộng cho những hộ lân cận học tập”.

Có thể bạn quan tâm

Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Vịt Đẻ Làm Giàu Từ Chăn Nuôi Vịt Đẻ

Đến xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị), hỏi anh Nguyễn Thọ Biền thì ai cũng biết, vậy nhưng gặp được anh lại không dễ, bởi anh luôn bận rộn với trang trại nuôi hơn 1.400 con vịt của mình. Đứng trước khu chuồng trại với hàng nghìn con vịt đẻ và 2 lò ấp trứng quy mô, anh Biền cho chúng tôi biết, cách đây gần chục năm, khi chưa có điều kiện chăn nuôi rộng rãi như hiện nay, gia đình anh đã tận dụng vườn ao của nhà để nuôi vịt đẻ. Nhận thấy việc chăn nuôi thuận lợi, đem lại hiệu quả kinh tế cao nên gia đình anh đã mạnh dạn đề xuất với địa phương cho chuyển đổi đất trồng lúa kém năng suất sang mô hình trang trại để đầu tư nuôi vịt đẻ với số lượng lớn.

12/04/2012
Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao Mô Hình Trồng Rau Sạch Cho Thu Nhập Cao

“Đất đai là vốn quý của người nông dân, tuy nhiên không nhất thiết có nhiều đất thì họ mới làm giàu được”. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trọng Oánh ở ấp Cầu Rạt, xã Tân Phước (Đồng Phú), có 14 năm kinh nghiệm trồng rau cho thu nhập cao.

12/04/2012
Khuyến Cáo Chỉ Nuôi Cá Tra Khi Có Hợp Đồng Tiêu Thụ Khuyến Cáo Chỉ Nuôi Cá Tra Khi Có Hợp Đồng Tiêu Thụ

Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.

12/04/2012