Mô Hình Chăn Nuôi Gà Thịt An Toàn Sinh Học Đạt Hiệu Quả Ở Lai Vung (Đồng Tháp)

Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung (Đồng Tháp) vừa tổ chức Hội thảo mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học năm 2012.
Tháng 8/2012 được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Đồng Tháp, Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung đã triển khai mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học với qui mô 7.000 con, có 14 hộ ở các xã: Tân Thành, Vĩnh Thới, Định Hòa, Phong Hòa, Hòa Thành và xã Long Hậu tham gia. Mỗi hộ được hỗ trợ 60% chi phí con giống, 3,5 triệu đồng tiền thức ăn và 15% chi phí thuốc phòng bệnh.
Đàn gà do gia đình ông Đặng Thành Nhơn, ấp Thới Mỹ 2, xã Vĩnh Thới chăm sóc, sau 3 tháng rưỡi (tỷ lệ gà hao hụt 6%) đạt trọng lượng trung bình 1,2 kg/con, bán giá 90.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông còn lợi nhuận trên 17 triệu đồng. Ông Nhơn cho biết, để nuôi gà đạt hiệu quả cần xây chuồng trên bờ, nền chuồng bằng đệm lót sinh học, hàng ngày phải quét dọn chuồng sạch sẽ, cho gà ăn tự do trong suốt quá trình nuôi, phải thực hiện việc tiêu độc vệ sinh, sát trùng mỗi tuần 1 lần; cần bổ sung thuốc kháng sinh và vitamin C để tăng sức đề kháng cho gà...
Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học được xem là mô hình chăn nuôi an toàn, góp phần khống chế dịch bệnh và không gây ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trạm Khuyến nông huyện Lai Vung sẽ nhân rộng mô hình này trong toàn huyện.
Related news

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.

"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.

Với 17 ha cao su, 3 ha luồng, đàn gia súc, gia cầm hàng trăm con, tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương; trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đó là mô hình kinh tế trang trại của chàng trai người dân tộc Mường - Quách Văn Tùng, SN 1983 tại thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).