Giá / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Tại Củ Chi

Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa Hoàn Chỉnh Tại Củ Chi
Tác giả: 
Ngày đăng: 30/06/2012

Nhằm từng bước nâng cao lợi nhuận chăn nuôi bò sữa, và khắc phục tình trạng thiếu lao động, thì cơ giới hoá trong chăn nuôi bò sữa đang từng bước tháo gỡ gánh nặng, nổi lo cho người nông dân về chất lượng nguồn lực lao động, và cũng là giải pháp để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp trong tình hình sản xuất hiện nay.

Qua thực tiển phát triển đàn bò sữa của các hộ tham gia thực hiện mô hình “chăn nuôi bò sữa hoàn chỉnh” tại xã Trung An, An Nhơn Tây, Phước Thạnh, Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi (TP. HCM), do trạm Khuyến nông Củ Chi triển khai: 7 máy vắt sữa/7 hộ, cho thấy việc tăng cường chọn lọc, cơ cấu giống tốt thì việc xây dựng chuồng trại, cải tạo môi trường, quản lý chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò cũng được từng bước cơ giới hoá: máy vắt sữa, máy băm cỏ, hầm biogas, trang thiết bị bảo quản sữa… đều được nông dân học hỏi, tham gia và hưởng ứng nhiệt tình trong sản xuất của mình. 

Các hộ chăn nuôi bò sữa đã thấy rõ lợi ích trong việc áp dụng cơ giới hóa trong khâu vắt sữa bằng máy. Hiệu quả kinh tế mang lại cho thấy: vắt sữa bằng máy sản lượng sữa tăng thêm trên mỗi hộ bình quân là 0,5 kg sữa/con/ngày (tính cho 08 con cái vắt sữa cho thấy: 0,5 kg sữa/ngày x 8 con x 305 ngày x 11.000 đ/kg => thu lợi khoảng 13.420.000 đ). Ông Lê Văn Trung cho biết từ ngày sử dụng máy vắt sữa thì gia đình giảm được công lao động, bảo đảm sữa không nhiễm vi sinh, hạn chế ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, giá bán sữa được công ty thu mua với mức cao nhất.

Mô hình cần được xã hội hóa để đáp ứng rộng rãi nhu cầu các hộ nuôi bò sữa hiện nay trên địa bàn nói riêng và các quận huyện thành phố nói chung. Địa phương cần tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, vốn quỹ hỗ trợ nông dân mua máy móc trong sản xuất, tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển chăn nuôi mạnh hơn nữa vào tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới Người Biết Làm Giàu Nơi Biên Giới

Được ông Mào Văn Đào, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mường Nhé giới thiệu, chúng tôi đến thăm gia đình ông Chang Váng Sinh dân tộc Hà Nhì ở A Pa Chải, xã Sín Thầu, một trong những hộ sản xuất kinh doanh giỏi của mảnh đất vùng biên giới - nơi một con gà gáy 3 nước cùng nghe.

30/06/2012
Cầu Nối Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu Cầu Nối Giúp Hội Viên Nông Dân Làm Giàu

Những năm qua, Hội Nông dân xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) luôn xác định thực hiện tốt chương trình liên kết với ngân hàng chính là khơi thông nguồn vốn tín dụng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; giúp nông dân được hưởng lợi từ nguồn vốn ưu đãi về lãi suất, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng về nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

30/06/2012
Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp Tủa Chùa Chú Trọng Phát Triển Kinh Tế Nông Nghiệp

Xác định tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua với nhiều giải pháp đồng bộ, huyện Tủa Chùa đã tích cực chỉ đạo người dân thâm canh, phát triển kinh tế. Đến nay, trình độ áp dụng KHKT, sử dụng giống cây trồng trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống bà con vùng cao còn nhiều khó khăn

30/06/2012