Giá / Mô hình kinh tế

Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học

Mô Hình Chăn Nuôi Bằng Đệm Lót Sinh Học
Tác giả: 
Ngày đăng: 12/05/2013

Xu hướng nông nghiệp đô thị ngày càng phát triển, tiếp thu những ứng dụng hiệu quả trong chăn nuôi, trang trại (TT) ông Trần Văn Lý (ấp 1, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo) đã bắt đầu ứng dụng đệm lót sinh học trong nuôi heo, góp phần tích cực vào việc hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh về giá thành.

Là chủ một TT kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi thuộc dạng “có tiếng” ở Phú Giáo, ông Trần Văn Lý khởi nghiệp từ năm 2000, cây trồng, vật nuôi tại TT của hộ gia đình ông khá đa dạng (gà, vịt, thỏ, heo, trồng cao su, trồng tiêu…). Hơn 10 năm gắn bó với nông nghiệp, đến nay ông đã và đang dần chuyển đổi từ mô hình chăn nuôi truyền thống sang mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học.

Trước đây, chăn nuôi luôn bị bấp bênh bởi giá heo thành phẩm rất thấp. “Lỗ khoảng 500.000 - 700.000 đồng/con, vậy trung bình trại heo của tôi có 300 - 500 con cũng lỗ gần 1 tỷ đồng”, ông Lý nói. Vì vậy, sau khi nghiên cứu mô hình đệm lót sinh học, ông đã mạnh dạn thay đổi, bắt đầu ứng dụng với TT của mình.

Hiện, tổng đàn heo tại TT là khoảng 400 con, vừa cải tạo chuồng mới, vừa xây dựng thêm với số vốn dự trù là 1 tỷ đồng, trong đó, kinh phí đầu tư cho đệm lót sinh học là 150 triệu đồng. Tuy mới áp dụng được 4 tháng, nhưng ông đã nhận thấy những hiệu quả bước đầu rất rõ rệt, đàn heo của ông nuôi trên nền đệm lót lên men, phát triển khỏe mạnh, ít bị bệnh lại tăng trưởng nhanh. Ông nhẩm tính, “Nuôi heo với phương pháp này, chi phí khoảng 3,3 - 3,5 triệu đồng/con. Vậy là vẫn lời được 300.000 - 500.000 đồng/ con. Thời buổi này không tự nghiên cứu, mày mò, thay đổi thì dễ bị co cụm rồi giải thể lắm!”, ông Lý chia sẻ.

Đệm lót sinh học trong chăn nuôi là phương pháp nuôi dưỡng vật nuôi trên đệm lót chuồng có chứa một quần thể các vi sinh vật có thể tồn tại cùng nhau trong đệm lót, có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ và ức chế các vi sinh vật có hại, gây bệnh. Đồng thời, có tác dụng lên men tiêu hủy phân, nước tiểu làm giảm các khí độc và mùi hôi trong chuồng, tạo môi trường trong sạch, không ô nhiễm, ít ruồi muỗi cũng như vi sinh vật gây hại. Nhờ vậy, vật nuôi sống thoải mái, giảm căng thẳng, tăng sinh trưởng và có sức đề kháng cao. Sau thời hạn từ 2 - 4 năm sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng làm phân bón cho cây trồng rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nguyên liệu được sử dụng làm đệm lót chuồng là bột bắp, mùn cưa, trấu trộn đều với nhau làm nền thay cho nền xi măng. Như vậy, sử dụng mô hình này, người chăn nuôi tiết kiệm được tiền điện, nước, nhân công lao động, do không phải tắm cho heo, rửa chuồng và giảm đáng kể công quét dọn chuồng. Ngoài ra, khi heo ăn men vi sinh từ đệm lót sẽ giúp tiêu hóa tốt thức ăn, thời gian nuôi giảm xuống còn 4 tháng, thay vì nuôi theo truyền thống phải mất 5 tháng heo mới đạt 1 tạ/con”.

Được biết, đệm lót sinh học chứa các vi sinh vật có lợi và rất hiệu quả trong việc phòng chống các dịch bệnh có hại trên đàn gia súc, gia cầm. Vì vậy, sau khi thử nghiệm chăn nuôi hiệu quả trên đàn heo, hộ chăn nuôi này sẽ tiếp tục ứng dụng đối với hơn 10.000 con gia cầm hiện hữu.


Có thể bạn quan tâm

Cơ Hội Để Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập Cơ Hội Để Nông Dân Nâng Cao Thu Nhập

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.

12/05/2013
Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Tôm Sinh Thái, Bền Vững Ở Đông Hải (Bạc Liêu)

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

12/05/2013
Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô Thanh Long Ruột Đỏ Bén Rễ Trên Đất Thủ Đô

Từ một hộ trồng thanh long ruột đỏ (TLRĐ), đến nay Hà Nội đã có hàng chục hộ trồng, với diện tích hơn 30ha, thu nhập đạt gần 200 triệu đồng/ha/năm. Cây TLRĐ đã và đang dần khẳng định thế đứng trên đất Thủ đô.

12/05/2013