Chuyển Đất Trồng Lúa Sang Trồng Dưa

Do hạn hán kéo dài, không đủ nước sản xuất lúa nên vụ hè-thu năm nay, anh Lê Quang Thành, thôn Láng Me, xã Bắc Sơn (Thuận Bắc) đã chuyển đổi 9 sào ruộng lúa nước sang trồng dưa hồng xiêm.
Anh Thành cho biết, diện tích ruộng lúa vốn hưởng nước từ hồ Sông Trâu, do hiện nay mực nước xuống thấp, không đủ nước tưới nên gia đình đã chủ động thuê máy bơm và chuyển toàn bộ 9 sào ruộng sản xuất lúa qua trồng dưa hồng xiêm. Đây là năm thứ 3 anh Thành thực hiện mô hình chuyển đổi này. Dưa trồng từ tháng 6 đến khoảng tháng 8 là có thể cho thu hoạch, mỗi vụ dưa sau khi trừ đi chi phí anh còn thu lãi khoảng 23 triệu đồng/sào.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.

Nhiều trang trại cho biết, hiện gà đã quá thời hạn xuất chuồng nhưng không thể bán được. Nguồn cung gà thịt hiện đang rất dư thừa, trong khi thị trường lại không mặn mà với sản phẩm này, người tiêu dùng e dè với thịt gà, do đó lượng gà tồn kho đang rất lớn.

Nhiều người nghĩ rằng trồng nấm rơm trên núi sẽ là một hướng đi khó khăn bởi xa nguồn nguyên liệu và đối mặt với sự chuyển biến phức tạp của thời tiết. Thế nhưng hướng đi táo bạo ấy của gia đình anh Lê Trọng Khánh - chị Trương Thị Ngọc Lài, ở thôn Tân Hữu, xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã thành công và mở ra một hướng làm kinh tế mới đầy hứa hẹn cho người dân nơi đây...