Prices / Mô hình kinh tế

Mở Đường Cho Trái Xoài Vào Hàn Quốc

Mở Đường Cho Trái Xoài Vào Hàn Quốc
Author: 
Publish date: Sunday. March 11th, 2012

Theo tiến sĩ Nguyễn Hữu Đạt - Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 thuộc Cục Bảo vệ thực vật (NPPO), Bộ NNPTNT, phía Việt Nam đã hoàn tất bản danh sách dịch hại, sâu bệnh có trên trái xoài gồm 12 loài: Ruồi đục quả (7 loài), bọ vòi voi (3 loài), nấm bệnh (2 loài) cùng các giải pháp loại trừ và chống tái nhiễm.

Cơ quan bảo vệ thực vật Hàn Quốc cũng đã qua Việt Nam khảo sát các vườn trồng và đánh giá quy trình sản xuất, bảo quản, đóng gói của Việt Nam. Phía Việt Nam chỉ còn công việc hoàn tất danh sách các nhà vườn, nhà đóng gói đủ tiêu chuẩn tham gia chương trình xuất khẩu và đã được NPPO Việt Nam cấp mã số, và gửi cho NPPO Hàn Quốc để họ phê duyệt và xem xét đưa ra những điều kiện nhập khẩu chính thức cho trái xoài Việt Nam..

Theo TS Đạt, không chỉ Hàn Quốc mà các chuyên gia Mỹ, New Zealand… rất hài lòng về giải pháp bao trái xoài đang được nông dân Việt Nam áp dụng rộng rãi tại các tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp,… Biện pháp này giúp hạn chế khá tốt sâu bệnh gây hại trên trái và còn giúp tránh “vượt ngưỡng” tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong trường hợp có sử dụng. Chính vì thế, đây là điều kiện chắc chắn sẽ có trong quy trình kỹ thuật trồng trọt trái xoài để được nhập vào Hàn Quốc. “Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng yêu cầu xử lý trái, phòng trừ ruồi đục quả trên trái xoài bằng hơi nước nóng trước khi xuất khẩu qua nước họ” - TS Đạt cho biết.

Một yếu tố quan trọng khác mà các nhà vườn và doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý là lựa chọn giống xoài đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng Hàn Quốc bởi hiện có rất nhiều loại xoài của các nước Thái Lan, Indonesia, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) đang có mặt tại đất nước này. Các doanh nghiệp Hàn Quốc với phương pháp cảm quan (lần 1) đang đánh giá cao xoài cát chu Đồng Tháp hơn xoài cát Hòa Lộc.

Theo TS. Đạt, nếu không có gì thay đổi, dự kiến trong khoảng 1 - 2 tháng nữa là trái xoài Việt Nam có thể “thẳng tiến” vào Hàn Quốc.


Related news

Giá Cá Điêu Hồng Nuôi Bè Biến Động Mạnh Giá Cá Điêu Hồng Nuôi Bè Biến Động Mạnh

Hơn nửa tháng qua, giá cá điêu hồng nuôi bè tăng trở lại dù chưa ổn định, tình hình tiêu thụ cũng thuận lợi hơn nên người nuôi cá điêu hồng lồng bè cơ bản đã vượt qua được thời điểm khó khăn. Sự khởi sắc của làng bè nuôi cá điêu hồng đã kéo giá cá điêu hồng giống tăng lên sau thời gian dài “rớt đáy” cùng cá điêu hồng thương phẩm.

Sunday. March 11th, 2012
Trễ Vụ Hè Thu Và Áp Lực Sâu Bệnh Trên Lúa Ở Bình Thuận Trễ Vụ Hè Thu Và Áp Lực Sâu Bệnh Trên Lúa Ở Bình Thuận

Thời gian qua, do hạn hán kéo dài, dẫn đến thiếu nước sinh hoạt và sản xuất hè thu tại một số địa phương ở Bình Thuận. Đây cũng chính là nguyên do dẫn đến việc trễ thời vụ xuống giống, gây áp lực về tình hình sâu bệnh trên cây trồng gia tăng.

Sunday. March 11th, 2012
Quy Hoạch 4.500ha Trồng Cây Ăn Quả Chủ Lực Quy Hoạch 4.500ha Trồng Cây Ăn Quả Chủ Lực

Bộ NN&PTNT vừa phê duyệt quy hoạch vùng cây ăn quả chủ lực trồng tập trung và định hướng rải vụ một số cây ăn quả Nam bộ đến năm 2020. Theo đó, Bộ NN&PTNT đã chọn 12 loại cây ăn quả chủ lực, trong đó có 5 loại cây được trồng rải vụ. Tổng diện tích cây ăn quả chủ lực trồng tập trung đến năm 2020 là 257.000ha, bao gồm 12 loại cây ăn quả chủ lực như: Thanh long, xoài, chôm chôm, sầu riêng, vú sữa, bưởi, nhãn, chuối, thơm, cam, mãng cầu và quýt.

Sunday. March 11th, 2012