“Mở Cửa” Cho Tôm Thẻ Chân Trắng
Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị Bộ TNMT xem xét, đưa tôm thẻ chân trắng (TTCT) ra khỏi danh mục loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại. Lý do là nếu giữ TTCT trong danh mục đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình phát triển sản xuất và xuất khẩu loại thủy sản này.
Sau thời gian nuôi thử nghiệm tại nhiều địa phương ở ĐBSCL, TTCT tỏ ra có ưu thế, có thể mở ra cơ hội phát triển trong điều kiện tôm sú đang bị thiệt hại nặng tại nhiều tỉnh ven biển. Mới đây, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cũng thông tin: Năm nay, kim ngạch xuất khẩu tôm rất cao (ước đạt khoảng 1,9 tỷ USD). Điều đáng nói, TTCT chiếm 50% kim ngạch trên.
Nơi thích, nơi không
Tại Bạc Liêu, TTCT được thả nuôi lác đác tại nhiều địa phương từ năm 2008 đến nay với quy mô nhỏ, mật độ dày. Một số ít hộ nuôi bị thất bại, nhưng cùng lúc nhiều hộ thành công với TTCT khi đạt hiệu quả khá cao, nhất là trong những năm tôm sú thiệt hại lớn.
Tại hội nghị chỉ đạo nuôi TTCT diễn ra ở Sóc Trăng gần đây, đại diện các viện, trường, nhiều tỉnh trong vùng và các cơ quan chức năng thuộc Bộ NNPTNT đánh giá, vẫn có thể phát triển TTCT trên diện rộng hơn nhưng có sự quản lý chặt chẽ, kiểm soát tốt hơn và có hướng dẫn cụ thể về quy trình nuôi, kiểm soát con giống, quản lý dịch bệnh.
Ông Phạm Hoàng Giang - Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Bạc Liêu, cho biết: Bạc Liêu có hơn 100 ha nuôi TTCT, đã cho thu hoạch khá. Hộ nuôi trúng cũng có thể đạt lợi nhuận 300 triệu đồng/ha/vụ.
Còn tại Cà Mau, với chủ trương đa dạng hoá đối tượng nuôi trồng thuỷ sản, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu, nên cũng vào năm 2008, tỉnh phê duyệt Quy hoạch Vùng nuôi TTCT với 11.000 ha. Sau thời gian đầu thực hiện ì ạch, với một số ít nông hộ chấp nhận sản xuất ngay TTCT, đến giữa năm 2011, cả tỉnh đã đạt hơn 200 ha.
Lý giải điều này, ngành NNPTNT nhiều địa phương ở Cà Mau cho hay: Nông dân chưa am hiểu kỹ thuật nuôi TTCT. Đơn cử ông Hồ Chương (xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước) thả hơn 30.000 con TTCT đã thất bại khi gặp mưa nhiều, độ mặn ao nuôi giảm. Nhiều hộ khác cũng trong tình trạng tương tự.
Ông Danh Thuấn - xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng), cũng bày tỏ: Canh tác TTCT cần vốn rất nhiều để mua con giống, bởi phải thả nuôi mật độ dày. Nhu cầu về oxy, thức ăn cho TTCT cũng rất cao (gấp vài lần so với tôm sú). Đặc biệt, đối với TTCT cần kỹ thuật nuôi tốt và quản lý môi trường nuôi với mật độ cao là điều không dễ dàng. Trong khi đó, giá cả đầu ra thường thấp…
Từ những lý giải đó, nên ông Võ Hồng Ngoãn - chuyên gia nuôi tôm ở ấp Biển Tây, xã Vĩnh Trạch Đông, TP.Bạc Liêu, nhận xét: TTCT là vật nuôi của “nhà giàu”! Theo ông Ngoãn ước tính, nuôi TTCT cần vốn đầu tư gấp 3 lần so với tôm sú!
Xu hướng phát triển TTCT
Về phía các cơ quan chức năng, như Vụ Nuôi trồng thuỷ sản, vẫn nhấn mạnh: Tôm sú sẽ là đối tượng nuôi chủ lực ở ĐBSCL. TS Lý Thị Thanh Loan ở Viện Nuôi trồng thuỷ sản II, khuyến cáo: Bà con không nên nuôi TTCT ở những vùng sâu trong nội đồng mà nên nuôi khu vực ven biển theo hướng thâm canh để có thể kiểm soát được dịch bệnh và môi trường nuôi.
Các thành viên Hiệp hội Nuôi tôm Mỹ Thanh (Sóc Trăng) thì cho rằng: Xu hướng nuôi TTCT đang ngày càng phát triển, nhất là đối với các trang trại nuôi quy mô lớn. Theo thông tin của hiệp hội này, diện tích TTCT ở Sóc Trăng đang tăng lên vài trăm ha. Điều đó cho thấy TTCT vẫn là đối tượng có sức hấp dẫn đối với người nuôi tôm, chứ không chỉ đơn thuần là con tôm sú.
“Diện tích nuôi TTCT tăng do thời gian nuôi ngắn (3 - 4 tháng), ít bị thiệt hại do dịch bệnh, năng suất khá cao và thời gian gần đây giá TTCT cũng được cải thiện” - ông Trần Đình Cung - Chi cục Trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng, cho hay.
Theo ông Phạm Hoàng Giang, vấn đề cần hơn hết lúc này là nâng cao nhận thức về lợi ích nuôi TTCT, huấn luyện kỹ thuật nuôi và có kế hoạch đầu tư đủ vốn cho sản xuất, đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ môi trường nuôi để hướng tới thành công. Điều đó đòi hỏi sự điều hành đồng bộ, quản lý và hỗ trợ đắc lực cho sản xuất từ các ngành chức năng cùng ý thức và sự năng động từ phía người sản xuất.
Tại hội nghị chỉ đạo nuôi TTCT diễn ra ở Sóc Trăng gần đây, đại diện các viện, trường, nhiều tỉnh trong vùng và các cơ quan chức năng thuộc Bộ NNPTNT đánh giá, vẫn có thể phát triển TTCT trên diện rộng hơn nhưng có sự quản lý chặt chẽ, kiểm soát tốt hơn và có hướng dẫn cụ thể về quy trình nuôi, kiểm soát con giống, quản lý dịch bệnh.
Related news
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, anh Đặng Trường Khanh đã làm nhiều việc khác không liên quan gì đến cây ca cao, nhưng bỗng dưng anh lại được “lệnh” của cha mình rời TP.Hồ Chí Minh lên huyện Định Quán (Đồng Nai) thay ông triển khai dự án phát triển cây ca cao ở vùng đất này. Hơn 8 năm qua, anh đã có biết bao buồn vui với cây ca cao.
Dự án chăn nuôi gà thịt hàng hóa theo hướng an toàn sinh học (ATSH) được triển khai thử nghiệm tại 12 hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) thời gian vừa qua đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng cho người chăn nuôi…
Năm 2011, anh Huỳnh Văn Thành, 59 tuổi đầu tư hơn 1 tỉ đồng xây dựng trang trại tại xã Phước Thắng (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) nuôi heo siêu nạc.