Prices / Tin thủy sản

Mật độ nuôi cá bớp bao nhiêu là phù hợp?

Mật độ nuôi cá bớp bao nhiêu là phù hợp?
Author: Hà Tử
Publish date: Tuesday. December 8th, 2020

Nuôi cá bớp ở mật độ phù hợp để mô hình đạt hiệu quả tối ưu và giữ được lợi thế thương mại về kết cấu và hương vị thịt cá.

Mật độ nuôi là yếu tố quyết định thành công của mô hình.

Tốc độ bình quân của ngành nuôi trồng thủy sản trong vòng 15 năm từ 2001-2016 tăng 5,8%. Trong đó, nuôi thủy sản thâm canh với mật độ cao là hệ thống phổ biến nhất và ngày càng có những bước tiến mới. Tuy nhiên mật độ nuôi đang có thể là vấn đề trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra nhiều hệ quả với các hệ thống. Hầu hết các chiến lược nuôi trồng hiệu quả về mặt chi phí thì lại không thể dung hòa được bất lợi về mật độ nuôi. Điều này thường đúng hơn trong các hệ thống nuôi tuần hoàn RAS: mật độ cao làm tăng năng suất, giảm chi phí nhưng cũng sẽ tiềm ẩn nhiều vấn đề phát sinh, ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và chất lượng sản phẩm.

Ở cá, người ta nhận thấy nhiều hormon bất lợi có thể kích thích các phản ứng gây stress cấp tính, thậm chí đe dọa sự sống còn với cá. Nhiều hơn, đây cũng là tác nhân giấu mặt ức chế sự tăng trưởng, khả năng sinh sản và hệ thống miễn dịch của cá. Do đó, đã có nhiều nỗ lực nhằm hạn chế sự căng thẳng trên cá nhất là thay đổi các chỉ tiêu chất lượng nước một cách hợp lý nhất.

Nuôi cá bớp là nghề mới phát triển nhiều năm trở lại đây, sản lượng trên toàn thế giới ước tính ở mức 49.572 tấn (2019). Nuôi cá bớp được chia thành 2 giai đoạn chính là nuôi ấu trùng và con non trong các hệ thống nuôi trên cạn và nuôi thương phẩm ở các vùng biển xa bờ. Trong cả hai giai đoạn này thì việc điều trị các bệnh truyền nhiễm thường là điều không dễ dàng, khi mà việc trị bệnh trong lồng nuôi rất phức tạp và tốn quá nhiều chi phí. Cá bớp lại rất nhạy cảm với các phản ứng stress. Mặc dù vaccine trên cá bớp đang được triển khai, tuy nhiên chưa được phổ biến và chi phí lại quá đắc nên lựa chọn một phương pháp khác để giảm stress là điều cần thiết ngay lúc này.

Có thể thấy rõ có một mối tương quan nghịch giữa mật độ nuôi và hiệu suất tăng trưởng của cá bớp, kể cả đối với ấu trùng. Sự gia tăng nồng độ catecholamine và cortisol trong huyết tương là biểu hiện cho sự căng thẳng của cá. Nhiều thí nghiệm cho thấy, khi nuôi cá bớp ở mật độ cao, tình trạng stress của cá khá nhẹ nhưng lại kéo dài ở trạng thái mãn tính. Trong khi chế độ ăn có hàm lượng protein cao cũng được đánh giá là có thể ảnh hưởng đến sự stress này của cá. Phản ứng sinh lý và chất lượng thịt của cá bớp sẽ quyết định giá bán trên thị trường của chúng, do đó cần xem xét giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan do mật độ cao gây ra.

Một đánh giá khác lại cho rằng sự sụt giảm năng suất tăng trưởng là không lớn khi chỉ thay đổi một yếu tố là gia tăng mật độ nuôi. Do đó theo các chuyên gia, không chỉ riêng ảnh hưởng bởi mật độ nuôi cao mà sự stress ở cá còn do tác động của môi trường và khả năng chuyển hóa năng lượng. Do năng lượng từ thức ăn và các nguồn dự trữ có thể được chuyển sang các hướng khác thay vì cho quá trình tăng trưởng của cá. Cho nên vì thiếu nguồn năng lượng cần thiết nên cá rất dễ bị căng thẳng ở mức độ nào đó.

Cá bớp phile đang trở thành món ăn được lòng nhiều người, kể cả những thực khách khó tính nhất vì hương vị đặc trưng của nó. Tuy nhiên khi cá nuôi bị stress sẽ gây ảnh hưởng rất lớn về mặt thương mại, hình thức, độ ngon, kết cấu và hương vị của thịt cá phi lê. Sự sụt giảm này làm chất lượng thịt thấp gấp 3 lần so với cá khỏe. Kết luận thu được tương tự trên cá chẽm, cá hồi phi lê. Ngoài ra, phương pháp chế biến, loài, tuổi và kích thước cá cũng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng cá thương phẩm. Quá trình trao đổi chất kỵ khí xảy ra trước và sau khi chế biến  cũng tạo ra axit lactic, tích tụ trong mô và làm giảm nhanh độ pH ở  mô thịt cá. Sự sụt giảm nhanh chóng độ pH của cơ cá sẽ làm khởi phát sự hư hỏng nhanh chóng.

Mật độ nuôi phù hợp với cá bớp hiện nay, áp dụng hệ thống RAS là 54kg/m3, cá bớp không bị giảm tăng trưởng, nhưng lại không đạt hiệu quả tối ưu khi nuôi ở mật độ cao. Nhưng ngược lại việc mật độ nuôi ngày càng tăng cũng tác động tích cực đến năng suất và góp phần giảm chi phí sản xuất, nên việc lựa chọn mật độ nuôi nên xem xét tình trạng sinh lý của cá. Kết luận cuối cùng là nên nuôi cá bớp ở mật độ phù hợp nhất với điều kiện hiện có. Nếu nuôi mật độ quá cao, cộng hưởng thêm vài yếu tố khác thì chắc chắn cá sẽ giảm tốc độ tăng trưởng và ảnh hưởng đến chất lượng thịt cá.


Related news

Virus SARS-CoV-2 trên cá hồi đông lạnh có thể lây lan sau hơn 1 tuần Virus SARS-CoV-2 trên cá hồi đông lạnh có thể lây lan sau hơn 1 tuần

Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc phát hiện virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể tồn tại sau hơn một tuần trên bề mặt cá hồi đông lạnh

Tuesday. December 8th, 2020
Đầu tư điện năng - Bí quyết giúp tôm Ecuador bật nhảy Đầu tư điện năng - Bí quyết giúp tôm Ecuador bật nhảy

Dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành tôm Ecuador luôn cố gắng thích nghi và chuyển mình, trong đó, cách giải quyết điện năng đã tạo nên khác biệt lớn.

Tuesday. December 8th, 2020
Giật mình mô hình cá rô phi thu lãi không thua kém nuôi tôm Giật mình mô hình cá rô phi thu lãi không thua kém nuôi tôm

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính 2 giai đoạn có liên kết với doanh nghiệp cho hiệu quả kinh tế khả quan, giá bán ổn định và ít rủi ro hơn so với nuôi tôm

Tuesday. December 8th, 2020