Lưu ý khi trồng bòn bon
Bòn bon (Lansium domesticum) có nguồn gốc từ vùng Tây Mã Lai, là dạng cây trung bình, mọc thẳng đứng cao khoảng 10-15 mét. Bòn bon cho trái kết chùm ở thân và cành, đây là loại cây ưa mát, ưa bóng râm do đó khi trồng nên trồng xen với cây ăn quả khác như măng cụt, chuối, sầu riêng, chôm chôm…
Cây bòn bon ghép 2 tuổi được trồng trong hố kích thước khoảng 60 x 60 x 60 cm. Trong 1 hố trộn thêm 10kg phân hữu cơ hay phân chuồng hoai, sau đó tưới đẫm nước vào hố. Tùy theo từng vùng sinh thái mà chuẩn bị hố trồng khác nhau và hố phải chuẩn bị trước khi trồng cây 20 ngày. Khi bón phân chuồng hoai, ta có thể trộn chung với 250g chế phẩm nấm Vi - ĐK (Trichoderma)/hố, loại nấm Trichoderma phát triển được trong đất sẽ hạn chế được các nấm gây bệnh thối rễ cây con của bòn bon cũng những cây ăn quả khác trong vườn.
Khi cây bắt đầu cho ra quả (khoảng năm thứ 10) thì cần tăng lượng phân bón NPK, sau đó bón ổn định làm 2 lần, một lần trước khi ra hoa và lần hai sau khi kết quả. Vào giai đoạn cho quả cũng có nhiều sâu bệnh quan trọng như thán thư trái, sâu đục quả nhện đỏ và rệp sáp. Tuy nhiên xử lý rệp sáp trên bòn bon rất khó bởi vì cây cho trái mọc thành chùm rất nhiều quả, rệp sáp lại thường sinh sôi ở những kẽ trái mà khi phun thuốc thường ít hiệu quả, khi đó bà con lại càng phun thuốc nhiều lần sẽ làm cho môi trường càng ô nhiễm và không an toàn cho người sử dụng, không đáp ứng được qui trình VIETGAP.
Khi rệp sáp sinh sôi nhiều trên chùm trái còn kéo theo nấm mồ hóng (muội đèn), làm giảm giá trị thương phẩm và người tiêu dùng cũng ngần ngại khi chọn mua sản phẩm. Do đó khi cây bắt đầu cho trái, chúng ta thường xuyên theo dõi vườn.
- Ghi chú ngày ra hoa (từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 3 tháng), ngày đậu trái.
- Ghi chú ngày phát hiện ra rệp sáp trong vườn.
- Ghi chú vị trí rệp sáp xuất hiện ở cơ quan nào trên cây (gốc, thân, cành, lá, trái).
- Nếu đã xuất hiện rệp sáp thì nên phun thuốc ngay, nhất là khi trái chưa đủ lớn để giao tiếp nhau lúc này phun thuốc rất dễ tiếp xúc với rệp sáp do đó hiệu quả thuốc sẽ nâng cao, hạn chế được việc phun thuốc kéo dài về sau.
- Ghi rõ tên hoạt chất thuốc, tên thương mại và ngày phun thuốc, cũng như lượng thuốc đã dùng.
- Theo dõi và ghi lại ngày rệp sáp bắt đầu chết, ngày nào rệp tái xuất hiện và cần phải xử lý lại.
- Thuốc trừ rệp sáp cây ăn trái có thể sử dụng: VIDIFEN 40 EC, VITHOXAM 350SC… khi phun thuốc nên chỉnh vòi phun mịn đảm bảo thuốc thấm đều trên cây.
- Khi phun cần phải lưu ý thời gian cách ly. Ví dụ thời gian cách ly của VITHOXAM 350SC là 7 ngày nhưng 6 - 7 ngày nữa cũng là ngày thu hoạch, vậy chúng ta không nên phun thuốc thêm nữa dù có rệp sáp phát sinh.
- Lưu ý khi thu hoạch tránh xây xát để vỏ trái không bị thâm đen.
Related news
Để giúp tăng hiệu quả kinh tế cho mô hình trồng gấc của bà con nông dân, Công ty cổ phần nông nghiệp Đông Phương khuyến cáo áp dụng đúng quy trình kỹ thuật
Kiến vàng được xem là loài thiên địch lợi hại. Các bệnh thường gặp trên cây cam quít như: Greening, sâu vẽ bùa, bệnh do các loài dịch hại bọ xít, nhện
Trà rau má túi lọc của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp Quảng Thọ 2 vừa được bình chọn là 1 trong số 19 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Huế