Prices / Tin thủy sản

Lợi ích sử dụng các sản phẩm bổ sung vào thức ăn tôm

Lợi ích sử dụng các sản phẩm bổ sung vào thức ăn tôm
Author: Nguyễn Khương Duy - GĐ KTTS của Lallemand ở Việt Nam
Publish date: Friday. August 6th, 2021

Trong số các yếu tố như nguồn gen, chất lượng nước và mật độ thả, phương pháp cho ăn vẫn giữ vai trò quan trọng. Sử dụng các sản phẩm bổ sung vào thức ăn đang được xem giữ vai trò chủ yếu để duy trì sức khỏe đàn tôm và giảm rủi ro dịch bệnh. Những hiệu quả bao gồm cải thiện tiêu hóa và tốc độ lớn, duy trì sức khỏe vật nuôi trong điều kiện xấu bằng cách nâng cao hệ miễn dịch, sinh lý hay sức khỏe đường ruột. 

Hình 1: Tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei giai đoạn nuôi vèo ở Việt Nam. Bên trái là tôm nhiễm với EMS; Bên phải là tôm khỏe. Nguồn: ShrimpVet Laboratory, Việt Nam

Vai trò quản lý dịch bệnh

Trong những năm trở lại đây, nhiều mầm bệnh mới xuất hiện gây ra tổn thất lớn về kinh tế trong nuôi tôm. Ví dụ: Hội chứng chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND), gây ra bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sinh độc tố trong hệ tiêu hóa tôm (hình 1). Hay bệnh phân trắng (White Feces Disease – WFD) gây bệnh lên đường ruột tôm, từ đó làm giảm năng suất và tỷ lệ sống. Nguyên nhân chính gây bệnh hiện vẫn chưa cụ thể nhưng có sự liên hệ với độc tố sinh ra bởi các vi khuẩn gây bệnh. Bệnh chậm lớn gây ra bởi vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP). Bệnh ký sinh vào tế bào và tấn công gây tổn thương nặng lên các mô của hệ tiêu hóa. EHP thường không gây chết hàng loạt nhưng sẽ làm tôm yếu dần và dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh khác như V. parahaemolyticus.

Ứng dụng sử dụng các sản phẩm bổ sung vào thức ăn để phòng bệnh ở những thời điểm bất lợi có thể giúp giảm mầm bệnh tấn công bằng cách cải thiện hệ thống phòng vệ miễn dịch. Ví dụ: Trong các thí nghiệm cảm nhiễm với mầm bệnh, thức ăn có bổ sung công thức vách tế bào nấm men đa chủng, thành phần có trong sản phẩm LALPACK® IMMUNE, cho kết quả rất tốt. Các cấu trúc khác nhau trong tế bào nấm men có trong LALPACK® IMMUNE kích thích rất nhiều thụ thể miễn dịch bên trong tế bào tôm và từ đó mang lại hiệu quả vượt trội so với các sản phẩm nấm men đơn chủng. Kết quả là tạo ra điều hòa miễn dịch mạnh và vượt trội ngay cả khi sử dụng ở liều thấp và không mang lại những nguy hiểm so với chỉ kích thích 1 thụ thể miễn dịch.

Trong một thí nghiệm được thực hiện năm 2017 ở Việt Nam, tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) giai đoạn vèo được cảm nhiễm với EHP. Tôm được cho ăn bổ sung với vách tế bào nấm men đa chủng có trong sản phẩm LALPACK® IMMUNE với liều 1 kg/tấn thức ăn trong 2 – 4 tuần trước cảm nhiễm. Kết quả giảm tải lượng tế bào EHP trong gan tụy và lượng tôm nhỏ. Tế bào EHP giảm 64% khi bệnh ở đỉnh điểm (5 ngày sau cảm nhiễm), khi so sánh với nhóm không bổ sung. Kết quả giúp trọng lượng tôm được duy trì, tăng 8% trong lượng ở nhóm có bổ sung công thức vách tế bào nấm men đa chủng. Quan trọng hơn, giảm đáng kể số lượng tôm nhỏ bị nhiễm EHP nặng (hình 2). Điều đó cho thấy, sản phẩm mang lại nhiều lợi ích, ít rủi ro với tôm yếu, quản lý thức ăn, chất lượng nước và cho năng suất tốt hơn.

Ở một thí nghiệm khác, bổ sung thành phần của LALPACK® IMMUNE trong 3 tuần trước cảm nhiễm Vibrio parahaemolyticus giúp tăng hơn gấp 4 lần tỷ lệ sống (tỷ lệ sống chỉ 12% ở đối chứng, so với 56,3% ở nhóm có bổ sung thành phần của LALPACK® IMMUNE – p<0,05).

Hình 2: Ảnh hưởng của vách tế bào nấm men đa chủng có trong sản phẩm LALPACK® IMMUNE lên kích cỡ tôm giai đoạn vèo sau khi cảm nhiễm với bệnh EHP.

Các thí nghiệm trên cho thấy, bổ sung dẫn xuất nấm men vào thức ăn nâng cao hệ miễn dịch khi sử dụng vào những thời điểm mầm bệnh có thể phát triển, sẽ giúp giảm tối đa thiệt hại, nguy cơ dịch bệnh bùng phát và quan trọng hơn những tác động xấu kéo dài với đàn tôm.

Vai trò duy trì phát triển thông qua cân bằng hệ vi sinh

Mặc dù sinh trưởng và sức khỏe vật nuôi dựa vào nhiều yếu tố, tầm quan trọng trong quản lý sức khỏe đường ruột và hệ vi sinh đường ruột nên được quan tâm. Hệ vi sinh đường ruột giữ vai trò thiết yếu trong các chức năng tiêu hóa cũng như hoạt động của hệ miễn dịch. Hệ vi sinh đường ruột rất dễ bị mất cân bằng bởi các yếu tố như vật lý (vận chuyển), thay đổi về khẩu phần ăn hay môi trường không phù hợp, thuốc điều trị và kháng sinh hay mầm bệnh tấn công. Hệ vi sinh bị mất cân bằng sẽ tổn thương lên chức năng tiêu hóa và miễn dịch ruột, làm cho đường ruột dễ bị mầm bệnh cơ hội tấn công và lớp biểu mô ruột tiếp xúc trực tiếp với môi trường gây hại đến tính vẹn toàn.

Chủng vi khuẩn sinh axit lactic Pediococcus acidilactici CNCM I-4622 (MA 18/5M) (thành phần của sản phẩm LALPACK® PROBIO, Lallemand Animal Nutrition) là chủng vi sinh cân bằng đường ruột đặt hiệu đã được cấp phép sử dụng cho cá và tôm ở châu Âu. Chủng vi sinh hiệu quả ở nhiều điều kiện nhiệt độ và nồng độ muối khác nhau, phát triển trong đường tiêu hóa và không sinh bào tử nên hoạt hóa và liên kết nhanh với thành ruột.

Do hệ vi sinh đường ruột rất dễ bị ảnh hưởng, nên việc cân bằng hệ vi sinh trước những thời điểm bất lợi như thả tôm hay thay đổi môi trường, đóng vai quan trọng đảm bảo sự phát triển của vật nuôi, từ việc hấp thu dinh dưỡng đến tỷ lệ sống (hình 3).

Hình 3: Bổ sung vi sinh P. acidilactici CNCM I-4622 (MA 18/5M) (thành phần của LALPACK® PROBIO) cải thiện tỷ lệ sống của tôm trong điều kiện bất lợi: thả giống, sốc nhiệt độ.

Một thí nghiệm được thực hiện tương tự với điều kiện nuôi thực tế tại Phòng thí nghiệm dinh dưỡng vật nuôi thủy sản, LABOMAR, Eusébio, Ceará, Brazil, nhằm đánh giá vi sinh P. acidilactici CNCM I-4622 (MA 18/5M) khi bổ sung vào thức ăn cho tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) thả ở mật độ và nồng độ muối cao. Thí nghiệm cho thấy trọng lượng tôm cải thiện rõ rệt trong 80 ngày nuôi thương phẩm, từ đó cải thiện năng suất (hình 4). Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn (FCR) cũng được cải thiện, tăng 5,4%; cho thấy tôm tăng trọng tốt hơn trên đơn vị thức ăn, từ đó giúp người nuôi tăng lợi nhuận.

Hình 4: Bổ sung vi sinh P. acidilactici CNCM I-4622 (MA 18/5M) (thành phần của LALPACK® PROBIO) cải thiện năng suất tôm khi thả nuôi ở mật độ và nồng độ muối cao (LABOMAR, Brazil)

Sản phẩm vi sinh hiệu quả đã được chứng minh tác động trực tiếp củng cố hàng rào hệ vi sinh đường ruột và lá chắn bảo vệ ở niêm mạc ruột chống lại tác động bên ngoài. Chúng duy trì sức khỏe, tốc độ lớn và hiệu quả sử dụng thức ăn trong các điều kiện bất lợi: khẩu phần ăn không phù hợp, nhiều mầm bệnh và mật độ thả cao.

Kết quả

Các sản phẩm bổ sung là biện pháp hiệu quả để duy trì sự phát triển vật nuôi ở cả điều kiện dễ bị nhiễm bệnh và thông thường. Có thể sử dụng vào những thời điểm bất lợi hay cho ăn liên tục để phòng ngừa bệnh, từ đó duy trì và tối ưu sự phát triển ở các điều kiện khác nhau và giảm thiệt hại.

Phương pháp trên đòi hỏi những giải pháp hiệu quả với những điều kiện nguy cơ và thường cụ thể cho từng loài, giai đoạn (thức ăn tôm giống hay nuôi vèo) hay mùa vụ (mùa hè hay mùa mưa). Việc chọn nguyên liệu và liều sử dụng cũng yêu cầu những kết quả nghiên cứu nghiêm túc thông qua các thí nghiệm để đảm bảo hiệu quả tại ao nuôi, cũng như khả năng điều trị ở giai đoạn đầu. Một phương pháp khả thi khác là bổ sung với các thành phần hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng trưởng.

Cần lưu ý rằng, các chất bổ sung khác nhau sẽ có những cơ chế khác nhau. Khi kết hợp nhiều chất với nhau có thể mang đến những hiệu quả tăng cường và hỗ trợ lẫn nhau nhờ vào việc tác động ở nhiều mức độ khác nhau lên mục tiêu chung. Ví dụ, bổ sung hệ vi sinh đường ruột bằng vi sinh và hỗ trợ hệ miễn dịch bằng sản phẩm nấm men được chứng minh là phương pháp hữu ích bảo vệ sức khỏe và tăng trưởng ở những giai đoạn bất lợi và dịch bệnh có thể bùng phát.

Cuối cùng, tính năng của sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào đặc điểm sản phẩm, quá trình sản xuất và liều dùng vào thức ăn (ví dụ: vi sinh là các vi sinh vật sống và liều dùng vào thức ăn phải đảm bảo số lượng vi sinh có khả năng hoạt hóa khi dùng tại ao nuôi, trong khi các thành phần nấm men bất hoạt không quan tâm đến điều này). Phụ gia bổ sung đang giữ vai trò quan trọng trong thức ăn thủy sản để hỗ trợ ngành NTTS bền vững và hiệu quả. Những lợi ích càng được thấy rõ khi nuôi ở những điều kiện không có lợi, khi đó các chất bổ sung sẽ giúp hỗ trợ duy trì tăng trưởng và giảm tỷ lệ chết.

Tuy nhiên, phụ gia thức ăn không phải là phép màu. Thực hành ao nuôi tốt và các phương pháp quản lý toàn diện là những yếu tốt quan trọng và phải được kết hợp đánh giá với những yếu tố khác ở mức độ loài nuôi, môi trường và mầm bệnh; kết hợp các yếu tố đó sẽ tạo nên một hệ thống vững chắc trong quản lý ao nuôi thủy sản.


Related news

Yếu tố cần thiết trong thức ăn công nghiệp cho tôm Yếu tố cần thiết trong thức ăn công nghiệp cho tôm

Làm thế nào để biết được các yếu tố cần có trong thức ăn công nghiệp đảm bảo tôm phát triển tốt?

Friday. August 6th, 2021
Chuẩn bị kỹ phòng chống dịch bệnh thủy sản mùa mưa lũ Chuẩn bị kỹ phòng chống dịch bệnh thủy sản mùa mưa lũ

Tổng cục Thủy sản khuyến cáo người nuôi kiểm tra, rà soát, chuẩn bị kỹ phương án phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi trong mùa mưa bão năm 2021.

Friday. August 6th, 2021
Sử dụng đạm thủy phân trong nuôi trồng thủy sản Sử dụng đạm thủy phân trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, protein thủy phân (protein hydrolysate), hay đạm thủy phân từ phụ phẩm chế biến, giết mổ… được coi là nguyên liệu chức năng

Friday. August 6th, 2021