Prices / Tin thủy sản

Lo chuyện mưu sinh cho ngư dân Quảng Bình

Lo chuyện mưu sinh cho ngư dân Quảng Bình
Author: Phan Phương
Publish date: Monday. July 11th, 2016

Trong khi những tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Quảng Bình tiếp tục vượt khó vươn khơi vì giá hải sản bị sụt giảm thì hàng ngàn tàu cá công suất nhỏ đánh bắt gần bờ vẫn phải nằm bờ. Sinh kế nào cho ngư dân vùng biển bãi ngang hiện nay là một bài toán vô cùng nan giải…

Sau gần 3 tháng đợi chờ trong lo lắng bất an, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ và các nhà khoa học, cuối cùng người dân cũng biết được nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt thời gian qua. Tuy nhiên, hiện cuộc sống của ngư dân, đặc biệt là ngư dân các xã vùng biển bãi ngang vẫn tiếp tục đối mặt với những khó khăn.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, để đảm bảo sinh kế lâu dài cho ngư dân, đặc biệt là ngư dân các xã bãi ngang, tỉnh sẽ tập trung phát triển các ngành phi nông nghiệp như cơ sở du lịch, các dự án nhà máy may công nghiệp ở các vùng như Đồng Hới, Lệ Thủy, Ba Đồn… để góp phần giải quyết việc làm cho người dân, đồng thời tạo điều kiện cho con em các xã vùng biển đi xuất khẩu lao động, chuyển từ đánh bắt vùng lộng sang đánh bắt ở vùng biển xa. Đối với một số xã ven biển còn quỹ đất nông nghiệp, đất cát thì tỉnh sẽ tạo điều kiện chăn nuôi, trồng trọt, phát triển kinh tế trang trại...

Tuy nhiên, theo lãnh đạo và ngư dân ở các xã vùng biển bãi ngang Quảng Bình, việc chuyển đổi nghề và tìm sinh kế ngoài nghề biển đối với họ là một việc vô cùng khó khăn. Ông Trần Trung Thành – Bí thư Đảng ủy xã Cảnh Dương (Quảng Trạch) cho rằng, đối với Cảnh Dương- xã độc canh về nghề ngư nghiệp và buôn bán nhỏ thì việc chuyển đổi nghề hiện nay khó có thể thực hiện ngay được, bởi nghề biển là nghề truyền thống hàng trăm năm nay; ngoài nghề biển, người dân Cảnh Dương không được học và làm thêm bất kỳ một nghề nào khác.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hữu Hiến – Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Nam cho rằng, xưa nay ngư dân ở đây chỉ biết có một nghề là đi biển. Vì vùng biển bãi ngang nên ngư dân cũng chỉ đầu tư những chiếc tàu cá và bơ nan có công suất nhỏ vừa đủ cho 1-2 lao động của gia đình mưu sinh. Vì tàu nhỏ nên hàng năm ngư dân cũng chỉ đủ ăn, không có nhiều tích lũy. Thế nên để chuyển sang nghề đánh bắt xa bờ thì ngư dân ở đây hầu như không có vốn. Còn các nghề nông nghiệp, nghề may… ngư dân chưa thể làm được vì chưa thuần thục nên cũng bế tắc.


Related news

Bình Định khắc phục tôm chết hàng loạt Bình Định khắc phục tôm chết hàng loạt

Năm nay, người nuôi tôm ở Bình Định thả nuôi hết hầu hết diện tích theo kế hoạch. Tuy nhiên, do thời tiết quá khắc nghiệt làm tôm bùng phát dịch bệnh...

Monday. July 11th, 2016
Thiếu vốn, khó bỏ việc... hủy diệt hải sản Thiếu vốn, khó bỏ việc... hủy diệt hải sản

Nghề lưới kéo (còn gọi là giã cào) từ lâu được xem là hình thức đánh bắt hải sản có tính hủy diệt, nhưng để ngư dân chuyển đổi nghề, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) nhận định vấn đề này “vượt khỏi tầm tay” của địa phương.

Monday. July 11th, 2016
Con tôm Việt Nam 2 khâu ngon nhất nước ngoài hưởng lợi Con tôm Việt Nam 2 khâu ngon nhất nước ngoài hưởng lợi

Cùng với giống, một khâu thiết yếu đối với ngành tôm là thức ăn hiện vẫn đang bị bỏ ngỏ gần như 100% thị phần cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Monday. July 11th, 2016