Liệu thức ăn thô xanh có thể thay thế cho cá mồi trong chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản?
Thức ăn viên được làm từ lá cỏ linh lăng giàu protein đang chứng minh tính phổ biến trong các cuộc thử nghiệm thức ăn hiện đang được tiến hành ở Mỹ.
Cỏ linh lăng có nhiều lợi ích so với các loại cây trồng khác thường được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi thủy sản, bao gồm cả một thực tế là nó làm cố định khí ni tơ từ khí quyển vào đất. Ảnh: USDA
Cỏ linh lăng (là loài cây trồng thứ ba được trồng nhiều nhất ở Mỹ) theo truyền thống được dùng cho vật nuôi ăn (bao gồm cả gia súc và ngựa), nhưng một nghiên cứu hiện đang được thực hiện bởi Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp Hoa Kỳ (ARS) thì họ không sử dụng như vậy.
Họ đang thử nghiệm cỏ linh lăng như một khuôn khổ nỗ lực rộng lớn hơn nhằm tìm ra các lựa chọn thay thế phù hợp cho biện pháp sử dụng bột cá. Nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của ngành công nghiệp thực phẩm trên toàn thế giới (tạo ra doanh thu 1.37 tỷ đô la chỉ riêng tại Hoa Kỳ). Tuy nhiên, có một mối quang ngại rằng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nuôi trồng thủy sản sẽ vượt xa nguồn dự trữ từ cá mòi, cá cơm, cá mòi dầu và các loại cá mồi nhỏ khác được đánh bắt tự nhiên có thể được cung cấp như một nguồn bột cá để sản xuất thức ăn thủy sản.
Theo Deborah Samac - người đứng đầu Đơn vị Nghiên cứu Khoa học Thực vật ARS ở St Paul, Minnesota thì việc chế tạo thức ăn thủy sản bằng protein có nguồn gốc từ thực vật có thể giúp giảm nhu cầu bột cá trong thức ăn chăn nuôi thủy sản, giảm bớt tác động của hoạt động nuôi trồng thủy sản đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên dưới nước. Sử dụng các chất thay thế bổ dưỡng, có giá cả phải chăng để thay thế cho bột cá cũng có thể giảm bớt gánh nặng cho quần thể cá sống gần mặt nước ở biển khơi.
Bột đậu nành, bột lúa mạch và bột tảo là những lựa chọn thay thế đang được khám phá hoặc đã được thương mại hóa. Và cỏ linh lăng là một ứng cử viên sáng giá vì nó chứa hàm lượng protein thô từ 15 đến 22 phần trăm và nhiều loại vitamin bao gồm vitamin A, B và D cũng như các khoáng chất như magiê và đồng.
Các thử nghiệm cho ăn của Cơ quan nghiên cứu nông nghiệp Hoa Kỳ với cá rô vàng có thể báo trước về tương lai của thức ăn thủy sản có nguồn gốc từ cỏ linh lăng như một giải pháp thay thế bền vững cho biện pháp sử dụng bột cá.
Cỏ linh lăng thường được cho bò sữa, bò thịt và ngựa ăn dưới dạng cỏ khô, thức ăn ủ chua hoặc thức ăn thô xanh trực tiếp. Nhưng nó cũng có thể được "ép" lấy chất đạm cô đặc và đó là hình thức mà Samac và các cộng tác viên của bà ở Đại học Minnesota (UM) đã sử dụng trong các thử nghiệm nuôi cá rô vàng của họ.
Quá trình sản xuất công thức thực tế có thể bao gồm việc đưa lá của cỏ linh lăng qua máy ép trục vít, ép lấy nước rồi sau đó đun nóng và ly tâm chúng để tạo ra chất cô đặc protein thứ mà sau đó được sấy khô và chế biến thành các viên nhỏ kết hợp với các thành phần khác.
Những kết quả thử nghiệm cho ăn cho thấy rằng cá rô được cho ăn thức ăn viên có chứa protein cỏ linh lăng cô đặc (APC) tăng trọng ít hơn một chút so với hiệu suất của cá rô được cho ăn bột cá. Nhưng có rất ít sự khác biệt giữa sức khỏe, tuổi thọ và sức khỏe tổng quan của chúng. Năng suất, chất lượng, thành phần và hương vị thịt phi lê của chúng cũng tương tự.
Theo bà Samac thì cỏ linh lăng có thể giúp mang lại tính bền vững cao hơn cho thị trường thức ăn chăn nuôi thủy sản toàn cầu trị giá 133,5 tỷ đô la nhờ vào ưu điểm phục vụ cho hệ sinh thái và các lợi ích khác mà cây trồng mang lại.
Là một loại cây họ đậu nên nó tự nhiên chuyển đổi nitơ trong khí quyển thành dạng mà ngô và các loại cây trồng khác có thể sử dụng cho sự phát triển của chúng, giúp giảm bớt nhu cầu bón phân hóa học. Sự phát triển mạnh mẽ của cỏ linh lăng làm cho nó trở thành một loại cây che phủ lý tưởng, khả năng giữ đất, giữ độ ẩm của chúng giúp chúng lưu trữ các bon và kiểm soát cỏ dại. Hoa của cỏ linh lăng cũng là thức ăn quan trọng cho cả ong tự nhiên và ong thuần dưỡng, góp phần vào hoạt động sản xuất mật ong, sáp và các sản phẩm khác sau này.
Samac cho biết các nghiên cứu bổ sung đang được tiến hành để điều chỉnh nồng độ APC được sử dụng trong các công thức chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản, đánh giá các phương pháp chế biến khác nhau và mở rộng các cuộc thử nghiệm cho ăn đối với các loài bao gồm cả cá hồi cầu vồng. Bà cho biết thêm rằng việc sử dụng giá trị được thêm vào bởi các sản phẩm phụ của quá trình ép APC cũng sẽ được khám phá.
Related news
Nghiên cứu về các mức độ ánh sáng LED trong hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn khép kín (RAS) có tác động như thế nào đến sinh lý của cá hồi là chủ đề
Đáng ngạc nhiên là rất ít nghiên cứu về việc thiết lập các điều kiện ánh sáng tối ưu cho cá hồi trong các cơ sở tuần hoàn RAS đã được công bố
Giấc mơ vận hành hệ thống nuôi trồng thủy sản khép kín nổi trên biển có nguy cơ trở thành “ca tử” ở Na Uy do những ràng buộc về quy định.