Prices / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng

Làm Giàu Từ Vùng Chiêm Trũng
Author: 
Publish date: Thursday. November 8th, 2012

Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.

Trước đây, cánh đồng Ao Đàng là xứ đồng xấu nhất của thôn 3, cấy lúa thường xuyên bị ngập, năng suất chỉ đạt vài ba chục kg/sào nên nhiều hộ dân không mặn mà với việc sản xuất, thậm chí còn bỏ ruộng hoang hóa. Để cải thiện tình hình, năm 2005, UBND xã Vạn Thái có chủ trương chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang phát triển các mô hình kinh tế trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Nắm bắt cơ hội đó, vợ chồng anh Trực đã bàn bạc đổi ruộng của anh em họ hàng được diện tích 2 mẫu tại khu Ao Đàng để làm trang trại.

Là hộ đầu tiên xây dựng trang trại của xã, anh Trực không khỏi lo lắng, bỡ ngỡ. Tuy nhiên, với quan điểm "không mạnh dạn không thể làm giàu", vợ chồng anh đã làm đơn xin vay hơn 300 triệu đồng của ngân hàng để thuê máy xúc đào ao, kè bờ, xây dựng chuồng trại. Trên diện tích 2 mẫu đó, anh Trực dành hơn 1 mẫu để đào ao thả các loại cá trắm, trôi, mè, chép; còn lại xây dựng chuồng nuôi lợn và khu thả vịt. Hiện tại, trang trại của anh Trực nuôi 2.000 vịt đẻ, mỗi ngày cho hơn 1.000 trứng. Ngoài ra, anh còn nuôi và duy trì thường xuyên 60 - 70 con lợn thịt và 6 - 7 lợn nái.

Không dừng lại ở đó, với số lượng trứng vịt tăng lên, vợ chồng anh Trực còn đầu tư mua 3 lò ấp trứng vịt lộn, giá 10 triệu đồng/lò. Ngoài số trứng của gia đình sản xuất ra, anh chị còn thu mua thêm trứng của các hộ dân khác trong vùng về ấp, cung cấp trứng vịt lộn cho các thương lái đưa vào tiêu thụ trong nội thành. Anh Trực tính toán, mỗi năm thu nhập từ đàn vịt và ấp trứng vịt lộn của gia đình đạt 200 - 300 triệu đồng, thu nhập từ đàn lợn khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra ao cá cho thu 2 lứa/năm với sản lượng 3 tấn, thu về 100 triệu đồng. Như vậy, mỗi năm gia đình anh Trực, chị Vụ thu được 500 - 600 triệu đồng từ trang trại.

Từ mô hình kinh tế của gia đình anh Trực, vài năm nay, hàng chục hộ dân khác trong thôn 3 cũng mạnh dạn xin chuyển đổi làm trang trại tại khu Ao Đàng cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để phát triển sản xuất, các hộ dân đang gặp nhiều khó khăn về vốn. Chị Vũ Thị Vụ tâm sự: "Mặc dù trang trại cho thu nhập khá nhưng hiện nay chi phí đầu tư cho sản xuất, nhất là thức ăn chăn nuôi ngày càng tăng. Do đó, chúng tôi mong muốn được tạo điều kiện vay vốn ưu đãi để duy trì và mở rộng sản xuất, nâng cao thu nhập".


Related news

Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh Giúp Nông Dân Xử Lý Tuyến Trùng Cho Cà Phê Tái Canh

Ngày 7-11, tại Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) cùng Công ty cổ phần khử trùng Việt Nam (VFC) và Công ty Syngenta Việt Nam hợp tác để đưa ra phương pháp xử lý tuyến trùng cho cây cà phê tái canh.

Thursday. November 8th, 2012
Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre Nuôi Vỗ Đàn Cá Tra Được Cải Tạo Di Truyền Thành Cá Tra Bố Mẹ Ở Bến Tre

Trung tâm Giống Nông nghiệp đang triển khai thực hiện Đề tài nuôi vỗ đàn cá tra được cải tạo di truyền thành cá tra bố mẹ, nhằm giúp các hộ sản xuất giống cá tra trong tỉnh Bến Tre có đàn cá bố mẹ được chọn lọc di truyền, cho ra những thế hệ con giống có tỷ lệ thịt phi lê cao và tăng trưởng nhanh.

Thursday. November 8th, 2012
Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long Cung Ứng 60 - 70% Cá Tra Giống Cho Đồng Bằng Sông Cửu Long

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 146 cơ sở sản xuất kinh doanh và 1.264 cơ sở ương giống thuỷ sản; đặc biệt, trong đó có 1.174 cơ sở nhân giống cá tra, sản xuất được hơn 28 tỷ cá bột và trên 2 tỷ cá tra giống. Các cơ sở không những cung ứng đủ giống cá tra trong tỉnh mà còn cung ứng 60 - 70% cá tra giống cho các tỉnh khu vực ĐBSCL.

Thursday. November 8th, 2012