Làm Giàu Từ Cây Vải
Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.
Sau 3 năm, ông đã trồng được 200 gốc vải, chủ yếu vải Lục Ngạn. Thu nhập ban đầu chẳng đáng là bao, chỉ vài triệu đồng. Nhưng với sự cần cù, chịu khó, nghiên cứu các kỹ thuật trồng cây, ươm giống, tìm hiểu trên các tài liệu, sách vở về kiến thức chăm sóc cây vải… Đến nay, gia đình ông đã thu nhập cao từ cây vải ngon. Khi chúng tôi trao đổi với ông về những bài học và kinh nghiệm để mang lại năng xuất cao từ cây vải, ông cho biết “Bên cạnh thời tiết, sương muối những năm quá rét, mưa nhiều, cùng với sâu cắn cuỗng, bướng, bọ xít cũng làm ảnh hưởng đến sự ra quả của cây vải.
Điều quan trọng nhất để cho năng suất cao, quả ngon, màu quả đẹp, không bị sâu bọ, bán được đầu mua với giá cao thì phải biết quan sát, điều chỉnh đúng thời vụ nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng xuất hoặc vải sẽ ra muộn thì giá bị giảm đi. Để làm điều đó tôi đã bẻ ngọn từ lúc bé, lấy giao tiễn gốc đúng thời điểm và phun thuốc, bón phân…”. Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông về, trồng cây ăn quả.
Không chỉ làm giàu từ cây vải, ông còn đầu tư hơn 300 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi gà trên diện tích đồi chủ yếu là gà thương phẩm. Hiện nay, gia đình ông có hơn 5.000 con gà thương phẩn, mỗi năm ông nuôi được 4 lứa/năm, với thu nhập từ gà mỗi năm vài trăm triệu đồng.
Related news
Nhờ nuôi gia công heo, gà công nghiệp cho Công ty cổ phần chăn nuôi CP (Thái Lan), gia đình ông Nguyễn Văn Nam (61 tuổi, ở xã Nhơn Thọ, TX.An Nhơn, Bình Định) thu lãi ròng hơn 350 triệu đồng mỗi năm.
Tuy còn khá mới mẻ, song mô hình nuôi cá bống mú trong ao đã được người dân xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu) thực hiện và đạt hiệu quả cao.
“Đà Lạt thứ hai ở Tây Nguyên” là cách nói ví von của dân du lịch khi đến nghỉ ngơi, vui chơi giải trí tại khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), bởi nơi đây có đặc điểm địa lý, khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng... gần như ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng).