Giá / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Cà Phê, Cao Su

Làm Giàu Từ Cà Phê, Cao Su
Tác giả: 
Ngày đăng: 24/04/2012

Năm 1975, trong đoàn quân rời thủ đô vào chiến trường Tây Nguyên có cô quân y Nguyễn Thị Vân vừa tròn 19 tuổi. Chị về quê lập gia đình. Chị bàn với chồng, chọn cách đi lên từ nông nghiệp.

Năm 1975, chiến tranh giải phóng miền Nam bước vào những ngày gấp rút, trong đoàn quân rời thủ đô vào chiến trường Tây Nguyên có cô quân y Nguyễn Thị Vân vừa tròn 19 tuổi. Sau thời gian phục vụ trong quân đội, chị về quê lập gia đình. Chị bàn với chồng, chọn cách đi lên từ nông nghiệp.

"Năm 1990, vợ chồng tôi gom góp tất cả số tiền dành dụm mua được 2 sào đất và nhận thầu 1ha cà phê cằn cỗi của Binh đoàn 15. Chúng tôi bắt tay vào cải tạo đất và phục hồi số cà phê xấu. Những thành quả lao động đầu tiên dù nhỏ nhưng đã giúp tôi quyết tâm mở rộng diện tích đất sản xuất"- chị Vân - hội viên Chi hội ND tổ 12, phường Yên Thế, TP.Pleiku (Gia Lai) kể.

Năm 1993, chị vay mượn khắp nơi, liều mình đấu thầu hết 10ha đất trồng cà phê, 10ha đất trồng cao su của Binh đoàn 15 theo diện phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Chị đã đúng khi chọn hai cây trồng chủ lực trên đất Tây Nguyên để thực hiện ước mơ làm giàu. Do áp dụng tiến bộ KHKT, trang trại của chị ngày một phát triển, lợi nhuận ngày mỗi cao.

Chị Vân chia sẻ: "Ngày trước, mình chỉ biết cuốc đất bằng tay nhưng nay còn phải biết cuốc đất bằng cái đầu". Hiện nay, trang trại của chị mỗi năm thu về trung bình 170 tấn cà phê tươi. Sau khi trừ mọi chi phí sản xuất, cho lãi khoảng 600 triệu đồng. Nguồn thu từ 10ha cao su cho lãi xấp xỉ 1 tỷ đồng. Nhờ vậy, chị đang sở hữu hai ngôi nhà khang trang tại nông trang phục vụ cho việc sản xuất và một "thủ phủ ngoài phố" phục vụ sinh hoạt của gia đình.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, trang trại của chị còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 15- 20 lao động. Vào mùa, số nhân công lên tới cả trăm người, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Thu nhập bình quân mỗi lao động từ 3,6- 6 triệu đồng/tháng…

Dù đã gần tuổi lục tuần, nhưng tâm huyết với trang trại của chị vẫn nguyên như ngày son trẻ. 10 năm liền chị là hội viên xuất sắc của Chi hội ND tổ 12. Theo anh Nguyễn Văn Bi - Chi hội phó Chi hội ND tổ 12, chị Vân luôn đi đầu trong các phong trào của Hội ND, đặc biệt là phong trào SXKD giỏi. Chị là phụ nữ duy nhất đại diện cho ND Gia Lai về thủ đô dự Hội nghị ND SXKD giỏi toàn quốc lần thứ IV sắp tới.

Có thể bạn quan tâm

Khuyến Cáo Chỉ Nuôi Cá Tra Khi Có Hợp Đồng Tiêu Thụ Khuyến Cáo Chỉ Nuôi Cá Tra Khi Có Hợp Đồng Tiêu Thụ

Do tình hình xuất khẩu cá tra gặp khó khiến giá cá tra tại ĐBSCL liên tục giảm nên người nuôi cá lỗ từ 1.000 - 2.750 đồng/kg tùy theo từng thời điểm của quí 1-2013. Vì thế, Hiệp hội cá tra Việt Nam khuyến cáo người nuôi cá tra chỉ nuôi khi có hợp đồng tiêu thụ với các nhà máy chế biến thủy sản.

24/04/2012
Người Nông Dân Với Hệ Thống Tưới Nước Tự Động Người Nông Dân Với Hệ Thống Tưới Nước Tự Động

Là một sĩ quan quân đội, năm 1990 ông Hà Văn Hảo xuất ngũ và quyết định rời thành phố Hồ Chí Minh đến ấp 3, xã Lộc Hưng (Lộc Ninh) lập nghiệp. Sau nhiều năm vất vả tưới nước cho cây trồng bằng phương pháp thủ công, ông đã tìm hiểu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật làm hệ thống tưới nước tự động.

24/04/2012
Chuyện Chị Quy Nuôi Gà Làm Giàu Chuyện Chị Quy Nuôi Gà Làm Giàu

Chị Hà Thị Quy ở thôn Làng Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình nuôi gà với ý định làm giàu chứ không phải là xoá đói nghèo. Chị là giáo viên nghỉ hưu, con cái đã trưởng thành, tiền lương hưu cũng đủ cho chị chi tiêu dùng hàng ngày. Song, có thời gian, còn sức khoẻ, chị quyết định bước vào làm kinh tế ở độ tuổi 55.

24/04/2012