Prices / Mô hình kinh tế

Làm giàu trên mảnh đất trũng

Làm giàu trên mảnh đất trũng
Author: KS. Nguyễn Thị Hằng
Publish date: Saturday. March 7th, 2020

Tuy nhiên, để phát triển nhân rộng, an toàn, đem lại hiệu quả kinh tế phải kể đến mô hình nuôi ốc Nhồi của bà con ở xã Hồng Lý (Vũ Thư, Thái Bình). Tại vùng đất trũng nơi đây người dân không chỉ bảo tồn giống ốc quý mà mô hình nuôi ốc Nhồi đặc sản còn giúp nhiều gia đình nông dân Hồng Lý làm giàu ngay trên vùng đất trũng quê hương mình.

Nếu nói về người dân xã Hồng Lý tìm hiểu và đưa ốc Nhồi vào nuôi làm giàu đầu tiên phải kể đến gia đình ông Nguyễn Hữu Hùng thôn Hội Kê, xã Hồng Lý. Vốn là người mạnh dạn, chịu khó, ông Hùng từng thử nghiệm nuôi cua, chạch, lươn, ba ba… nhưng hiệu quả chưa cao. Những năm trước đây, nhận thấy ốc Nhồi ngày càng khan hiếm trong tự nhiên và có giá trị kinh tế cao, ông nung nấu ý định nuôi ốc Nhồi. Sau khi tìm hiểu, năm 2008, ông lặn lội ra một trang trại ở Hải Phòng mua được 5.000 con ốc Nhồi giống, mỗi con to bằng hạt ngô với giá 1.000 đồng/con.

Tuy nhiên, do chưa nắm được kỹ thuật, sau 4 tháng nuôi, toàn bộ số ốc Nhồi ông mua bị chết. Không còn giống, ông Hùng tự đi mò ốc ở khắp các ao trong xã, sau mấy ngày mò được khoảng 2 - 3kg ốc Nhồi tự nhiên. Từ số ốc ban đầu này, ông cẩn thận ương giống, dần dần nhân ra được hàng vạn con ốc Nhồi sau vài năm. Hiện tại với 400 m2 ao, ông vừa ương ốc Nhồi giống, vừa nuôi ốc thịt, mỗi năm thu lãi gần 70 triệu đồng. Dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 gia đình ông mới thu hoạch rộ ốc Nhồi thương phẩm, ước tính tổng nguồn thu đạt 70 - 80 triệu đồng. Sau thành công của ông Hùng, đến nay, nhiều gia đình ở Hồng Lý mạnh dạn triển khai mô hình nuôi ốc Nhồi giống và thương phẩm.

Cũng giống như gia đình ông Hùng. Ông Tiên, ông Định cũng nhận thấy nuôi ốc Nhồi có khả năng phát triển làm giàu, học tập kinh nghiệm nuôi ốc Nhồi từ gia đình ông Hùng và mô hình ở các tỉnh lân cận gia đình hai ông và nhiều hộ gia đình khác đã mạnh dạn đầu tư nuôi ốc Nhồi. Ông Tiên chia sẻ: Gia đình ông có ao hơn 100 m2 mà từ ngày chuyển sang nuôi ốc Nhồi, mỗi năm gia đình ông trừ chi phí đi rồi còn thu lãi từ 30 - 40 triệu đồng/năm, nuôi ốc nhàn, không dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp mà hiệu quả cao.

Còn gia đình ông Định đầu tư nhiều hơn, hiện tại gia đình ông không chỉ nuôi ốc thương phẩm, mà ông còn nuôi ốc bố mẹ và cho sinh sản tạo giống ốc Nhồi với sản lượng cao. Do đó, với 2 ao nuôi ốc bố mẹ, ốc thương phẩm kết hợp dựng 6 giai ương nuôi ốc giống với tổng diện tích 2,5 sào, hàng năm đã cho gia đình ông thu nhập tăng thêm từ 120 – 150 triệu đồng.

Qua tìm hiểu được người dân ở đây chia sẻ, hiện tại ở xã Hồng Lý đã phát triển hơn 70 hộ tham gia nuôi ốc Nhồi vì theo người dân đã và đang nuôi ốc Nhồi ở đây cho thấy: Ốc Nhồi có sức đề kháng rất tốt, dễ chăm sóc, chỉ cần nguồn nước tự nhiên sạch là có thể nuôi ốc Nhồi. Thức ăn của ốc Nhồi hoàn toàn là bèo tấm, lá cây, rau, củ quả thả nổi trên mặt nước nên dễ kiếm, chi phí đầu tư không đáng kể.

Ao nuôi ốc phải bảo đảm không có các loại cá, ốc bươu vàng ăn hại ốc Nhồi. Ốc sống tốt, phát triển và sinh sản ở nhiệt độ khoảng từ 20 – 32oC, vì vậy bà con Hồng Lý thường bắt đầu nuôi ốc Nhồi từ tháng 4 - 12, vào mùa đông ốc sẽ dừng ăn và tìm nơi trú ẩn, đặc biệt nếu sương muối hoặc nước giá buốt sẽ làm ốc chết. Để tránh rét cho ốc, các gia đình nuôi ốc Nhồi nơi đây thường quây bạt xung quanh ao, bể nuôi để chắn gió lùa, hoặc thả lớp bèo tấm dày trên mặt ao. Ngoài ra đặc biệt chú ý đó là chuột “kẻ thù” lớn nhất của ốc Nhồi, nó có thể ăn hại cả 1 bao ốc thương phẩm trong 1 đêm, vì vậy các hộ dân phải chủ động phòng, chống chuột ở ao, bể  và giai nuôi.

Đối với ốc Nhồi giống, sau khi trứng nở, các hộ dân ương khoảng 20 ngày là được bán. Với các hộ nuôi ốc đã có kinh nghiệm đã có thể cho tỷ lệ trứng nở đạt khoảng 90%, còn trung bình từ 50 – 60%. Đối với ốc Nhồi thịt, nuôi 3 - 4 tháng/lứa vào mùa hè; từ 5 - 6 tháng/lứa vào mùa thu đông. Quy trình nuôi ốc Nhồi hoàn toàn dựa vào quy trình sinh sản, phát triển, thức ăn tự nhiên của ốc Nhồi, vì thế chất lượng ốc Nhồi rất thơm ngon, bà con nơi đây phục vụ chủ yếu cho các nhà hàng cao cấp trong và ngoài tỉnh, và nguồn cấp hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

Ông Nguyễn Đình Khanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Hồng Lý là địa phương có nhiều ao, đầm, trước kia bà con thường nuôi thả cá, nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, cá hay bị dịch bệnh. Mấy năm nay, học hỏi mô hình của gia đình ông Hùng, ông Tiên, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi sang nuôi ốc Nhồi, trong đó có gần chục hộ nuôi ốc với quy mô hàng vạn con ốc mỗi lứa. Ngoài nuôi thả tự do trong ao hoặc nuôi tại bể, nhiều hộ làm tráng (giai) tức là làm lưới vuông quây kín, rộng từ 5 - 30m2 rồi thả giữa ao, bên ngoài tráng bà con vẫn có thể kết hợp nuôi thả các loại cá khác mà không sợ gây hại ốc Nhồi.

Hồng Lý là vùng bãi, quanh năm sẵn các loại rau nên thức ăn của ốc hoàn toàn có thể tận dụng. Hiện nay giá ốc Nhồi giống từ 600 - 700 đồng/con, ốc thương phẩm từ 70.000 - 85.000 đồng/kg, với mức giá này nuôi ốc Nhồi cho hiệu quả kinh tế khoảng 60 - 70 triệu đồng/sào, thị trường tiêu thụ thuận lợi. Hội Nông dân xã đang tuyên truyền, vận động các gia đình hướng dẫn, hỗ trợ nhau về giống, kỹ thuật chăm sóc ốc để từng bước mở rộng diện tích nuôi ốc Nhồi tại địa phương; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, giữ sạch nguồn nước, tạo điều kiện cho các hộ nuôi ốc Nhồi hiệu quả. “Chúng tôi khuyến khích bà con phát triển, nhân rộng mô hình nuôi ốc Nhồi bởi nó không chỉ đem lại nguồn thu nhập khá cho nông dân mà còn góp phần bảo tồn, lưu giữ nguồn giống ốc Nhồi đang đứng trước nguy cơ biến mất trong tự nhiên”.


Related news

Thành tỷ phú nhờ nuôi loại cá lắm thị phi Thành tỷ phú nhờ nuôi loại cá lắm thị phi

Con cá chép thường sau nửa năm cho ăn đậu tằm nhập từ Trung Quốc biến thành loại cá giòn với thịt ngon, nhưng có người đồn là nhờ ăn hóa chất mà cá biến thành

Saturday. March 7th, 2020
Cử nhân rau thủy canh Cử nhân rau thủy canh

Chưa từng học qua một trường lớp liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nhưng với niềm đam mê, cô gái trẻ ở Quảng Nam đã quyết định thực hiện mơ ước của mình

Saturday. March 7th, 2020
Điện Biên bắt sâu chít nuôi nấm thần dược, thu 5 tỷ mỗi năm Điện Biên bắt sâu chít nuôi nấm thần dược, thu 5 tỷ mỗi năm

Vượt qua nhiều khó khăn, dám nghĩ dám làm, sau 5 năm mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo của vợ chồng ông Nguyễn Hữu Nhẹ và bà Nguyễn Thị Loan, tổ dân phố 24

Saturday. March 7th, 2020