Prices / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Trên Đỉnh Khău Choong

Làm Giàu Trên Đỉnh Khău Choong
Author: 
Publish date: Friday. June 21st, 2013

Qua 6 km đường đất vòng vèo uốn lượn, chúng tôi đến thăm mô hình trang trại của gia đình anh Hoàng Văn Bổn- Dân tộc Tày, trang trại của anh vắt vẻo trên đỉnh núi Khău Choong ở Nghĩa Đô (Bảo Yên- Lào Cai), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục ý chí quyết tâm làm giàu của anh.

Năm 2000, khi cuộc sống nghèo đói, nhà đông con, thu nhập thấp, anh Bổn cùng gia đình rời nhà lên lập trang trại trên đỉnh núi với hy vọng thoát nghèo bằng sự nỗ lực của cả gia đình.

Ban đầu, với hai bàn tay trắng không một tấc đất cắm dùi, anh đã phải trải qua rất nhiều công việc nặng nề vất vả như: làm phụ hồ, lấy củi… Tuy nhiên, đời sống gia đình vẫn không được cải thiện.

Tại vùng đất mới có lợi thế về đồi cỏ, ruộng, nguồn nước nhiều, anh xây dựng chuồng trại chăn nuôi trâu, đắp đập đào ao thả cá, kết hợp với khai phá đất để trồng sắn, trồng rừng từ đất núi cao. Nguồn thu nhập từ cây sắn được anh tiếp tục đầu tư mua trâu, cá giống, chăn nuôi ngan, gà thịt và trồng rừng.

Tâm sự với chúng tôi, anh Hoàng Văn Bổn cho biết: Thời gian đầu, anh và gia đình gặp không ít khó khăn, đường lên trang trại xa, trên 5 km ngược dốc núi. Mặt khác, ở trên đó thiếu thốn đủ thứ, không có thông tin, không có điện, phải quyết tâm lắm, anh mới trụ lại được trên đỉnh núi này.

Hiện nay, trang trại của gia đình anh Hoàng Văn Bổn đang ngày càng khởi sắc. Anh phát triển được 7 con trâu, 6 con bò đã cho sức kéo và thịt cùng với đó là hơn 200 con gà đã vào giai đoạn đẻ trứng và lấy thịt, loại vịt cỏ có nguồn gốc bản địa với gần 100 con đã và đang thu hút nhu cầu của người dân.

Thế rồi, những vất vả đó đã được đền đáp, đến nay, đời sống gia đình anh đã khá hơn nhiều. Chỉ tính riêng nguồn thu từ cá hàng năm anh cũng có trên 20 triệu đồng, ngoài ra trong chuồng lúc nào cũng có hàng trăm con gà, vịt đẻ trứng.

Hơn 10 năm lên núi, với tinh thần cần cù chịu khó và quyết tâm cao, đến nay, anh Hoàng Văn Bổn đang là chủ sở hữu của trên 20 ha rừng từ 7 đến 8 năm tuổi, 3 sào ao thả cá, 5 ha diện tích đất trồng sắn xen canh cây trồng lâm nghiệp. Thu nhập bình quân hàng năm của gia đình anh đạt trên 100 triệu đồng. Từ nguồn thu nhập này, anh đã dựng được ngôi nhà sàn khang trang, mua sắm đầy đủ các thiết bị phục vụ sinh hoạt. Gia đình anh là hộ sản xuất kinh doanh giỏi có thu nhập cao của xã và huyện.

Hàng ngày các con anh xuống núi học chữ với sự tự tin không lo đói ngèo, cuộc sống gia đình anh Bổn đã no ấm, ảnh hưởng của anh đã lan truyền đến đời sống của người nông dân ở Nghĩa Đô. Những gia đình nghèo khó giờ đây noi gương anh Bổn để vươn lên thoát nghèo.


Related news

“Kiện Tướng” Trồng Cam Sành Vụ Nghịch “Kiện Tướng” Trồng Cam Sành Vụ Nghịch

Anh Lại Văn Khanh được mọi người gọi là “kiện tướng” trồng cam sành vụ nghịch cho hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất Tân Hội, thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Với diện tích 18.000 m2 cam chuyên canh sành trong đó có 10.000 m2 với 1.300 gốc cam cho trái vụ nghịch, dự kiến trong vụ cam nghịch năm nay anh thu hoạch gần 50 tấn trái, thu nhập từ 700 – 750 triệu đồng, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất cao và rất ít hộ nhà vườn trồng cam sành đạt được.

Friday. June 21st, 2013
Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.

Friday. June 21st, 2013
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận)

Những ngày này về vùng đất xã Đức Hạnh (Đức Linh - Bình Thuận), chúng tôi nghe nói nhiều về câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Diệu, ở thôn 1. Bởi ông là một trong những gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp khá hiệu quả trên địa bàn xã. Chính mô hình này đã giúp ông có cuộc sống ổn định, quan trọng hơn mô hình này đã minh chứng cho cách thức sản xuất tương đối mới, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

Friday. June 21st, 2013