Prices / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật trồng rau bầu đất trị “bách bệnh”

Kỹ thuật trồng rau bầu đất trị “bách bệnh”
Author: Lương Ngọc (Tổng hợp)
Publish date: Monday. July 9th, 2018

Ngoài việc được sử dụng làm rau ăn, rau bầu đất còn có tác dụng trị viêm họng, phong tê thấp khớp, xương đau nhức, ho, nhọt độc, ngứa loét, bong gân, loét dạ dày, táo bón, viêm đại tràng, điều hòa máu huyết, an thần, điều hòa huyết áp, điều hòa kinh nguyệt, giải độc…

Rau bầu đất mới trồng. Ảnh minh họa.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng rau bầu đất. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Đất trồng

Rau bầu đất ưa phát triển ở loại đất thịt nhẹ hay cát pha, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 - 20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

2. Chọn giống và trồng rau

Rau bầu đất thường được trồng từ cây hom cành hoặc thân. Hom được lấy từ thân cây mẹ 3 tháng tuổi trở lên. lấy từ đoạn gốc đến hết phần bánh tẻ của thân. Hạn chế lấy phần ngọn quá non vì khả năng thành công của hom rất kém do hiện tượng thối gốc hom.

Dùng dao hoặc kéo sắt để cắt hom, tránh làm giập hoặc trầy xước hom. Hom được cắt từ thân có chiều dài hom từ 10 - 20cm và ít nhất trên mỗi hom có từ 3 - 5 mắt lá, tỉa bớt lá trên hom, chừa khoảng 1/3 lá. Hom cắt buổi nào đem trồng hay giâm vào luống ươm buổi đó.

Dùng que nhọn chọc lỗ sâu 3 - 5cm, cắm hom vào ém chặt đất vào gốc hom. Sau khi giâm khoảng 10 - 15 ngày hom giâm bắt đầu có rễ, tiến hành đem trồng. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi cũng có thể đem hom vừa cắt xong trồng vào luống trồng nhưng phải đảm bảo độ che bóng thích hợp và thường xuyên giữ ẩm cho hom giâm, bằng cách tưới ít nhất 3 lần/ngày cho tới khi hom ra rễ ổn định.

3. Chăm sóc

Cây bầu đất là cây ưa độ ẩm nên bạn cần tưới nước thường xuyên cho cây. Khi đất khô là phải tưới nước. Tốt nhất nên trồng cây ở nơi đất ẩm, im mát.

Sau khi trồng khoảng 15 ngày, tiến hành bón lót đợt đầu tiền băng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế, phân gà… Sau đó, bón phân sau mỗi đợt thu hoạch.

Thường xuyên làm cỏ, vun xới cho cây bầu đất.

4. Thu hoạch

Sau trồng 45 ngày, chồi non có chiều dài từ 20 - 30cm thì có thể thu hoạch vụ đầu. Dùng dao sắt cắt phần thân chồi lá non.


Related news

Trang trại rau hữu cơ kiểu Nhật trên cao nguyên Trang trại rau hữu cơ kiểu Nhật trên cao nguyên

Sang Nhật học hỏi kinh nghiệm trồng rau sạch, vườn rau hữu cơ từ trang trại rộng 7 ha của Nguyễn Quốc Thắng hiện có giá cao gấp 4- 5 lần thị trường

Monday. July 9th, 2018
Một số giống rau, đậu trồng vụ đông ở phía Bắc Một số giống rau, đậu trồng vụ đông ở phía Bắc

Một số giống rau, đậu có thể trồng vụ đông ở phía Bắc như: bí xanh thiên thanh 5, dưa chuột lai PC4, cà chua lai VT10, đậu cô ve CV96...

Monday. July 9th, 2018
Đẩy mạnh canh tác lúa theo SRI, IPM Đẩy mạnh canh tác lúa theo SRI, IPM

Lúa SX theo quy trình SRI, IPM theo phương pháp mạ non, hàng thưa giúp tỉ lệ bông/hạt hữu hiệu tăng, hạt gạo béo, tỉ lệ xay xát tăng rõ rệt.

Monday. July 9th, 2018