Prices / Tin nông nghiệp

Kỹ thuật trồng mè đen đơn giản, cho năng suất không tưởng

Kỹ thuật trồng mè đen đơn giản, cho năng suất không tưởng
Author: Bích Phượng (tổng hợp)
Publish date: Thursday. July 25th, 2019

Vừng đen (miền Nam gọi là mè đen) là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và vị thuốc chữa bệnh tốt. Mọi người có thể tự trồng ngay tại nhà mình.

Kỹ thuật trồng cây mè đen không khó cho năng suất cao

Mè đen còn gọi là hồ ma, du tử miêu, vừng đen có rất nhiều công dụng làm đẹp và chữa bệnh. Hơn nữa kỹ thuật trồng mè đen không khó nên mọi ngườ có thể dễ dàng trồng cho thu hoạch cao nhất.

Thời vụ gieo trồng

Mè có thể trồng quanh năm, tuy nhiên tuỳ điều kiện địa hình của từng vùng chọn thời điểm xuống giống thích hợp và mang lại hiệu quả kinh tế nhất. Mè là cây chịu hạn, nhưng để hạt giống nảy mầm tốt yêu cầu đất phải đủ ẩm, đất quá khô hay thừa nước đều làm hạt nảy mầm yếu và không đồng đều.

Vụ Đông Xuân: Gieo từ tháng 12-1 dương lịch, thu hoạch tháng 2–3 dương lịch, vụ này cho năng suất cao nhất trong năm, thuận lợi cho thu hoạch và phơi hạt dễ dàng, hạt có màu sáng đẹp, ít bị nấm mốc tấn công. Trồng mè vụ Đông Xuân cây ít đổ ngã, ít sâu bệnh, tuy nhiên trong vụ Đông Xuân cây mè khó cạnh tranh được với cây ngô, lạc.

Vụ Hè Thu: Nên trồng trên đất cao, thoát nước tốt, tránh úng khi gặp mưa nhiều. Gieo vào tháng 4-5 dương lịch thu hoạch vào tháng 6-7 dương lịch. Chủ yếu làm ở vụ Hè Thu, gieo trên đất màu hoặc đất lúa sau khi đã thu hoạch xong lúa vụ Đông Xuân. Vụ này hay gặp hạn khi gieo và gặp mưa to gây ngập úng cục bộ ở một số vùng vào thời kỳ thu hoạch. Vì vậy gieo càng sớm càng tốt.  

Giống

Phân loại về màu sắc có hai loại: Mè đen: Dễ trồng, mọc khỏe, sai quả, chín muộn hơn mè trắng, thời gian sinh trưởng 3,0-3,5 tháng, thích hợp với đất và khí hậu đồi núi. Mè trắng: Loại quả tròn, sai quả, chín sớm, thời gian sinh trưởng 2,5-3 tháng, thích hợp với việc tăng vụ trồng xen.

Làm đất

Đất trồng mè: Thích hợp trên các chân đất thịt nhẹ, đất cát pha và thoát nước tốt. Làm đất: Hạt mè rất nhỏ nên phải làm đất thật kỹ, nếu không làm đất kỹ hạt mè sẽ bị vùi khó nảy mầm. Đất cày sâu 15-20 cm, bừa kỹ nhiều lượt. Làm đất thật nhỏ và sạch cỏ, sau đó tiến hành lên luống.

Trồng mè đen cần chút kỹ thuật chăm sóc cẩn thận

Lên luống: Lên luống cao 15-20cm, luống rộng 1,5-2,5m, rãnh rộng 30-35cm để thoát nước tốt, mặt luống có hình lưng rùa. Những vùng đất cát pha, tơi xốp, thoát nước tốt thì gieo mè xong mới vét rãnh thoát nước, tạo thành từng luống rộng từ 2,5-3m.

Kỹ thuật gieo

Gieo thưa, lượng hạt giống 3 kg/ha; trước khi gieo xử lý hạt giống bằng Polyram (3-5g/1kg hạt) hoặc Tricho ĐHCT (5g/1 kg hạt). Sạ lan cần trộn hạt giống với đất bột sạ cho đều, hoặc sạ hàng bằng công cụ sạ mè theo hàng.

Bón phân

Lượng bón cho 1 ha: 90N:40P2O5:60K2O +200-300 kg hữu cơ vi sinh + 200-300 kg vôi. Cách 1: lót phân hữu cơ + vôi + 150 kg NPK 20:20:15 + 25 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 50 kg NPK 20:20:15 + 100 kg Urê + 25 kg Kaliclorua/ha. Cách 2: lót phân hữu cơ + vôi + 150 kg Supe lân + 50 kg NPK 20:20:15 + 75 kg Urê + 35 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày): 90 kg NPK 20:20:15 + 60 kg Urê + 30 kg Kaliclorua/ha. Cách 3: lót phân hữu cơ + vôi + 50 kg DAP + 100 kg Urê + 50 kg Kaliclorua; Thúc (20-25 ngày):  40 kg DAP + 60 kg Urê + 50 kg Kaliclorua/ha.

Quản lý nước

Mè đen có nhiều công dụng trong nấu ăn, làm đẹp và chữa bệnh

Nguyên tắc đất đủ ẩm, không đọng nước sau mưa, sau tưới, có hệ thống thoát úng tốt, tranh thủ xuống giống khi đất còn ẩm.  Các giai đọan cần nước của cây: nẩy mầm (sau gieo); bắt đầu ra hoa (20-25 ngày); đậu trái (30-35 ngày); trái chắc (40-50 ngày) và thời kỳ chín (60-65 ngày).

Tỉa thưa và dặm

Tỉa thưa: là kỹ thuật bắt buộc, giúp cây phát triển đồng đều, khỏe, phân cành mạnh. Tỉa sớm khi cây 12-14 ngày tuổi. Khoảng cách sau tỉa 25-30 cm. Nên sử dụng công cụ sạ hàng để giảm bớt công tỉa. Dặm mè: sau gieo từ 5-7 ngày, nếu diện tích mè chết 25%  nên sạ lại.

Thu hoạch

Khi cây vừng có 3/4 số lá ngả vàng, quả đã cứng, chuyển màu từ vàng xanh sang vàng thẫm hoặc vàng nâu là thu hoạch được. Dùng liềm cắt cách gốc 10cm, đem về ủ 1-2 hôm cho rụng hết lá rồi tãi ra sân phơi có lót màng nilon hoặc nong nia trong 4-5 giờ, sau đó đập, sàng sẩy lấy hạt. Hạt vừng được phơi lại 1-2 nắng nữa cho khô (độ thuỷ phần khoảng 13%) thì đem tiêu thụ hoặc đưa vào kho bảo quản.


Related news

Bệnh thán thư hại khoai sọ Bệnh thán thư hại khoai sọ

Nấm bệnh đã phát sinh phá hại nặng trên cây khoai sọ ở miền Bắc, hình thù vết gây hại giống như trên quả ớt bị bệnh nên bà con nông dân gọi là bệnh "thán thư"

Thursday. July 25th, 2019
Kinh nghiệm trồng mè thay lúa xuân hè Kinh nghiệm trồng mè thay lúa xuân hè

Tập quán trồng mè (vừng) của bà con nông dân ở ĐBSCL đã có từ lâu đời. Vào những năm 1980 bà con nông dân ở huyện Châu Phú (An Giang)

Thursday. July 25th, 2019
Quy trình thâm canh tác mè (vừng) đen trên chân đất lúa ở các tỉnh phía Nam Quy trình thâm canh tác mè (vừng) đen trên chân đất lúa ở các tỉnh phía Nam

Quy trình gồm 9 biện pháp kỹ thuật, canh tác mè theo hướng thâm canh trên chân đất lúa:

Thursday. July 25th, 2019