Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa Mộc lan cho vườn nhà rực rỡ ngày Xuân
Cây Mộc lan có nhiều màu sắc, đa dạng về chủng loại, mỗi màu sắc có một ý nghĩa khác nhau. Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa Mộc lan thích hợp nhất vào cuối Thu hoặc đầu Đông.
Mộc Lan là loài thực vật thuộc họ Magnoliaceae, phân bố rải rác ở khắp mọi nơi trên Thế Giới. Ảnh minh họa
Đặc điểm của cây hoa Mộc lan
Mộc Lan là loài thực vật thuộc họ Magnoliaceae, phân bố rải rác ở khắp mọi nơi trên Thế Giới, chúng tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, ngoài ra, chúng còn xuất hiện ở một số nơi như Bắc Mỹ, Trung Mỹ, và ở cả Nam Mỹ. Mộc Lan thuộc loại thân gỗ, là cây bóng mát có chiều cao từ 2-30m. Lá thuộc dang lá đơn, mọc cách, có màu xanh sáng bóng, mặt dưới còa lông tơ. Hoa có hình dáng giống hình dáng của hoa Ngọc Lan nhưng to hơn nhiều lần, chúng thường mọc đơn lẻ ở đầu ngọn cành. Tùy thuộc vào từng loại mà chúng có màu sắc khác nhau.
Cây Hoa Mộc lan, có mùi thơm quyến rũ đặc trưng cùng vẻ đẹp yêu kiều mỹ lệ. Mộc Lan thường có rất nhiều màu sắc và màu nào cũng rất đẹp. Với màu trắng đặc trưng, thể hiện sự thuần khiết, trong trắng, thanh tao mang lại sự quý phái cho gia chủ. Màu hồng thể hiện sự ngây thơ, trẻ trung, yêu đời mang lại cho gia chủ một cảm giác tươi mới, tràn đầy sức sống. Màu xanh, màu của may mắn, hy vọng và niềm tin trong cuộc sống, mang đến cho gia chủ nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, vận khí dồi dào, thuận lợi về sức khỏe.
Mộc Lan còn có nhiều tên gọi khác nhau như Mộc hương hoa, Bạch ngọc lan, Ngọc lan hoa, Mộc niên, Mộc giáng hương, nhưng thường cái tên Mộc Lan vẫn là phổ biến nhất.
Vì hoa Mộc lan được phân bổ ở khắp nơi, thích hợp trồng vào mùa có khí hậu mát mẻ nên kỹ thuật trồng cây hoa Mộc lan cũng phải thuận theo mùa nếu không cây sẽ sinh trưởng kém, hoa còi cọc.
Đất trồng và nhiệt độ
Vì Hoa Mộc Lan yêu cầu phải có nhiều ánh sáng, tuy nhiên không trồng cây nơi có gió mạnh, gió mạnh sẽ làm rụng nụ và hoa của cây. Mộc Lan phát triển tốt nhất ở những vùng đất ẩm, có khả năng thoát nước tốt. Cây cũng có thể trồng được trên những vùng đất tính axit nhẹ hoặc đất hơi kiềm, hoặc trên đất sét, đất sét pha cát nhưng cây khó có thể sinh trưởng và phát triển trên đất quá ướt hoặc khô cằn.
Kỹ thuật trồng cây hoa Mộc lan
Cây ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoáng gió, thoát nước tốt. Khi trồng cây bạn nên quây bồn hoặc cao cách mặt đất tối thiều 5cm để chống úng, tránh bộ rễ bị tổn thương. Công thức đất sử dụng trồng cây mộc lan 3 trấu hun (hoặc phân mùn ủ mục) + 5 đất thịt sạch + 2 sỉ than (đập hạt nhỡ, sàng bỏ bột sỉ) + phân đầu trâu 20 – 10 – 10 (3kg/khối hỗn hợp trên)
Hoa Mộc lan chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, chiết cành. Là loại cây ưa ẩm mới trồng nên tưới ít nhất 1 ngày 1 lần.
Kỹ thuật trồng cây hoa Mộc lan có thể theo cách giâm cành.
Nên triết cành hoa Mộc lan vào mùa nóng ẩm khi cây đang phát triển nhựa và giâm vào mùa khô hanh lạnh lúc cây thu mủ để qua đông. Trồng cây giống vào mùa Xuân sẽ đạt tỷ lệ sống cao.
Khi lựa chọn cành giống nên lựa những cây gần gốc đã vươn dài, xòe ngang làm cành giống. Dùng dây kim loại quấn 1-2 vòng xiết chặt, cắt cho gọn vết rồi khoét đất sâu khoảng 3 đến 5 cm, ghìm gốc cành đã khoanh trong đất bằng hai cọc néo cắm thành hình chữ X rồi ấp đất màu lên trên. Cần lưu ý luôn giữ độ ẩm tránh chấn động làm khó liền thổ. Chỉ sau 2 hoặc 3 tháng tiến hành cắt cành dưới vòng kim loại rồi đào đánh tạo bầu được cây giống hoàn chỉnh.
Tưới nước
Mộc lan thuộc cây thân gỗ nên nhu cầu nước tưới vừa phải nhưng cũng phải liên tục, khi bạn thấy mặt chậu hay mặt đất se khô thì tưới với lượng vừa phải tùy thời tiết và kích thước cây. Khi cây rụng lá thì hạn chế tưới. Chúng ta nên quét vôi vào thân cây để tránh bị sâu đục thân.
Phân bón cho cây hoa mộc lan
Mộc lan cũng ưa dinh dưỡng, bạn có thể bón định kỳ 2 tháng/ lần. Gia tăng vào mùa hoa nở
Mộc lan cũng ưa dinh dưỡng, bạn có thể bón định kỳ 2 tháng/ lần. Ảnh minh họa
Ứng dụng trang trí cây hoa mộc lan
Cây hoa mộc lan với vẻ đẹp lãng mạn, hương thơm nồng nàn được thế giới yêu thích trồng làm cảnh quan ở nhiều không gian từ trồng chậu để ban công, trồng bonsai, sân vườn biệt thự, công viên, hiên nhà… đến cơ quan công sở, chung cư, khu đô thị lớn..
Toàn cây hoa mộc lan được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra thân, lá, hoa mộc lan còn nhiều công dụng làm thuốc:. Nụ hoa mộc lan sắc uống, pha chế như loại thuốc bổ. Hoa trị viêm mũi, viêm xoang, đau bụng kinh, bí tiểu. Gỗ của cây được ưa chuộng đóng thuyền, ca nô lớn, vật liệu nội thất. Hương mộc lan rất thơm nên còn được ưa chuộng chiết xuất nước hoa.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Hữu Vỵ (sinh năm 1955, thương binh hạng 4/4, ở thôn Nam Hà, xã Sơn Hà, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là tấm gương điển hình sản xuất, chăn nuôi giỏi
Ủ phân hữu cơ sử dụng hệ thống ASP - hệ thống thông khí cưỡng bức là quá trình phân hủy sinh học hiếu khí các chất hữu cơ
Từng được coi là một nguyên liệu chuẩn về hàm lượng dinh dưỡng trong chăn nuôi gia cầm, nhưng hiện nay, người chăn nuôi lại đang cân nhắc sử dụng bột cá