Kỹ thuật nuôi trâu sinh sản
1. Kỹ thuật nuôi trâu cái có chửa
Thời gian mang thai của trâu là khoảng 10 tháng rưỡi và phụ thuộc vào từng loại hình trâu (trâu sông mang thai khoảng 305-307 ngày, trâu đầm lầy 320-325 ngày).
Trong thời gian mang thai trâu cần đủ dinh dưỡng cho duy trì cơ thể, tăng trọng bản thân và nuôi bào thai.
Dựa vào sự phát triển của thai, có thể chia làm hai giai đoạn để chăm sóc nuôi dưỡng trâu cái chửa: giai đoạn 1 từ lúc bắt đầu chửa đến 7-8 tháng, giai đoạn 2 từ đó đến khi đẻ (hay gọi là giai đoạn có chửa 2-3 tháng trước khi đẻ).
1.1. Nuôi trâu cái từ lúc bắt đầu mang thai đến 7-8 tháng
Giai đoạn này, bào thai phát triển và hoàn thiện các cơ quan chức năng của cơ thể, nhưng sinh trưởng tích luỹ thấp.
Trong khẩu phần ăn hàng ngày của trâu, ngoài năng lượng cần một lượng protein và khoáng cho sự phát triển của bào thai.
Trong thời kỳ này, nhu cầu thức ăn của trâu cần nhiều cả về chất lẫn lượng.
Khả năng tiêu hoá của trâu trong thời gian này rất tốt, nên lợi dụng đặc điểm này cung cấp cho trâu nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt.
Tiêu chuẩn ăn của trâu có chửa giai đoạn 1
Khối lượng (kg) | Tăng trọng (g/ngày) | VCK (kg) | NLTĐ (Kcal) | Protein tiêu hoá (g) | Ca (g) | P (g) |
300 | 500 | 5.1 | 11.650 | 235 | 14 | 12 |
350 | 500 | 5.6 | 12.750 | 259 | 16 | 13 |
400 | 500 | 6.1 | 14.000 | 283 | 18 | 14 |
450 | 500 | 6.6 | 15.250 | 324 | 21 | 16 |
500 | 500 | 7.1 | 16.500 | 428 | 24 | 18 |
Dựa vào tiêu chuẩn mỗi ngày cho trâu có chửa kỳ 1 ăn 21-30kg cỏ tươi là đảm bảo nhu cầu.
Trường hợp chăn thả ngoài bãi chăn, tuỳ theo tình trạng đói, no mà cho trâu ăn thêm ở chuồng hoặc cỏ tươi hoặc cỏ khô, 1kg cỏ khô có thể thay được 3-4kg cỏ tươi.
Nếu có củ quả (khoai, sắn tươi) cho trâu ăn càng tốt, 1kg củ quả tươi có thể thay được 1,1-1,2kg cỏ tươi.
Khẩu phần hàng ngày này sẽ cung cấp đủ nhu cầu cho bản thân trâu mẹ và cho thai phát triển ở giai đoạn 1.
Cần giảm cường độ làm việc nặng/cho trâu, không xua đuổi nhiều, không dùng thuốc tấy, thuốc kích thích ... tránh sẩy thai.
Ngoài chăn thả, phải cung cấp đủ thức ăn như trên để thai phát triển bình thường.
1.2. Nuôi trâu cái chửa 2-3 tháng trước khi đẻ
Trước khi đẻ 2-3 tháng, thai phát triển nhanh, sinh trưởng tích luỹ cao, dạ con to choán chỗ trong xoang bụng.
Trong giai đoạn này phải tăng chất lượng và giảm số lượng khẩu phần ăn, tăng tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần, giảm tỷ lệ thức ăn thô xanh và chọn loại thức ăn dễ tiêu hoá.
Nhu cầu hàng ngày trong giai đoạn này tăng hơn so với giai đoạn trước.
- Tiêu chuẩn ăn của trâu cái có chửa kỳ 2:
Tiêu chuẩn ăn của trâu cái hậu bị có chửa 3 tháng cuối
Khối lượng (kg) | Tăng trọng (g/ngày) | VCK ăn vào (kg) | NLTĐ (Kcal) | Protein tiêu hoá (g) | Ca (g) | P (g) |
300 | 500 | 6.7 | 14.100 | 294 | 16 | 14 |
350 | 500 | 7.4 | 15.100 | 324 | 21 | 16 |
400 | 500 | 8.1 | 16.200 | 354 | 23 | 18 |
450 | 500 | 8.8 | 17.200 | 405 | 26 | 20 |
500 | 500 | 9.4 | 19.200 | 435 | 28 | 22 |
Tiêu chuẩn ăn của trâu cái trưởng thành có chửa 3 tháng cuối
Khối lượng (kg) | Tăng trọng (g/ngày) | VCK ăn vào (kg) | NLTĐ (Kcal) | Protein tiêu hoá (g) | Ca (g) | P (g) |
400 | 400 | 8.0 | 15.200 | 354 | 23 | 18 |
450 | 400 | 8.6 | 16.200 | 405 | 26 | 20 |
500 | 400 | 9.3 | 17.200 | 435 | 29 | 22 |
550 | 400 | 9.8 | 18.200 | 470 | 31 | 24 |
600 | 400 | 10.4 | 19.200 | 605 | 34 | 26 |
650 | 400 | 11.0 | 20.200 | 537 | 36 | 28 |
700 | 400 | 11.7 | 21.200 | 557 | 39 | 30 |
750 | 400 | 12.2 | 22.200 | 607 | 42 | 32 |
800 | 400 | 12.7 | 23.200 | 638 | 44 | 34 |
Theo tiêu chuẩn, trâu có chửa kỳ 2 với khối lượng dưới 500kg, nên được ăn 30-40kg cỏ tươi và trâu trên 500 đến 800kg nên được ăn 50kg cỏ tươi là đảm bảo được nhu cầu.
Thực tế trâu không thể ăn được khối lượng này, vì lúc này thai đã phát triển chiếm chỗ trong xoang bụng.
Do đó, nên cho ăn 30% thức ăn tinh và 70% thức ăn xanh thô (cỏ tươi và cỏ khô).
Cóthể thay thức ăn xanh thô bằng một lượng củ quả.
Cụ thể ước tính cho trâu có chửa kỳ 2 ăn (tuỳ theo khối lượng cơ thể) mỗi ngày.
15-20kg cỏ tươi (bãi chăn và bổ sung tại chuồng); 2,5-3,5-5,0kg thức ăn tinh (cám và bột ngô).
5-7-10kg củ quả (khoai và sắn).
Thời gian này, nên nhốt riêng trâu có chửa để tiện chăm sóc cho trâu nghỉ làm việc, giữ mức vận động và tắm chải hàng ngày thường xuyên, không dùng bất cứ loại thuốc tẩy, thuốc kích thích hoặc vacxin gì.
Đối với trâu sữa cần chú ý luyện vú hàng ngày như xoa bóp, kích thích bầu vú và tuyến sữa phát triển và làm cho trâu quen với động tác vắt sữa sau này.
Trước khi trâu đẻ vài hôm, nhốt trâu tại chuồng hoặc đưa về nơi nuôi trâu đẻ, tắm rửa sạch sẽ, dọn chuồng, chuẩn bị một số dụng cụ đỡ đẻ và có người trực trâu đẻ.
Khi trâu có hiện tượng đẻ có thể dùng nước muối ấm hoặc thuốc tím rửa bộ phận sinh dục và bầu vú, lau khô, lót nền chuồng bằng rơm cỏ khô chuẩn bị chỗ đẻ.
Sau khí trâu đẻ, cho trâu uống nước muối ấm 1%, dùng nước muối ấm hoặc thuốc tím rửa lại bộ phận sinh dục sạch sẽ, rồi cho trâu nghỉ, tránh để trâu mẹ ăn nhau thai.
Nếu sau 6-7 tiếng đồng hồ mà nhau chưa ra thì phải can thiệp.
2. Kỹ thuật nuôi trâu giai đoạn nuôi con
Trong giai đoạn nuôi con, trâu cần dinh dưỡng cho duy trì bản thân, phục hồi cơ thể sau khi sinh, sản xuất sữa để nuôi con.
Trâu ăn được nhiều hơn và khả năng tiêu hoá giai đoạn này cũng tốt hơn theo tiêu chuẩn sau đây:
2.1. Tiêu chuẩn ăn của trâu đang nuôi con hoặc đang vắt sữa (năng suất 4kg sữa ty lệ mỡ sữa 7%)
Khối lượng (kg) | VCK ăn vào (kg) | NLTĐ (Kcal) | Protein tiêu hoá (g) | Ca (g) | P (g) |
350 | 8.4 | 16.800 | 537 | 37 | 21 |
400 | 9.0 | 18.000 | 559 | 30 | 23 |
450 | 9.6 | 19.100 | 580 | 31 | 24 |
500 | 10.1 | 20.200 | 600 | 33 | 25 |
550 | 10.7 | 21.300 | 620 | 34 | 26 |
600 | 11.2 | 22.400 | 638 | 35 | 27 |
650 | 11.7 | 23.400 | 659 | 36 | 28 |
700 | 12.2 | 24.400 | 678 | 38 | 29 |
750 | 12.6 | 25.300 | 696 | 39 | 30 |
800 | 13.2 | 26.400 | 714 | 40 | 31 |
2.2. Nuôi dưỡng
Những nơi có bãi chăn tốt chăn thả trâu hàng ngày 3-4 tiếng và phải bổ sung thêm thức ăn xanh và thức ăn tinh tại chuồng.
Những nơi không có bãi chăn, nuôi nhốt, phải cung cấp đủ thức ăn xanh tại chuồng.
Nếu nuôi trâu sữa phải giành đất trồng cỏ thâm.
canh để cung cấp đủ cho trâu, hàng ngày cho trâu vận động vừa phải từ 1-2 tiếng và cho ăn toàn bộ thức ăn xanh và tinh tại chuồng.
Đối với trâu nuôi con có thể giữ mức thức ăn tinh và củ quá như ở trâu có chửa kỳ 2 , nhưng phải tăng lượng thức ăn xanh thô nhằm đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo tiêu chuẩn và tăng khả năng tiết sữa nuôi con.
Đối với trâu sữa thì cơ cấu thức ăn trong khẩu phần khoảng 60-70% thức ăn xanh và 30-40% thức ăn tinh hỗn hợp tính theo đơn vị thức ăn (nếu có thức ăn củ quả như khoai lang, sắn, bí...
thì cho ăn 50-60% thức ăn xanh, 10~r củ quả và 30-40% thức ăn tinh hỗn hợp.
Khẩu phần cụ thể dựa vào nguồn thức ăn sãn có vả điều kiện của trại hoặc gia đình.
Tỷ lệ thức ăn tinh trong khấu phần giảm và tỷ lệ thức ăn xanh tăng dần theo thời gian cho sữa.
Lượng thức ăn cung cấp hàng ngày phụ thuộc vào khối lượng cơ thể trâu cái và sản lượng sữa để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho duy trì, hồi phục cơ thể sau khi đẻ, sản xuất sữa và nếu có thai thì nuôi thai.
Phương thức cho ăn là thức ăn xanh cho hai lần sáng chiều sau khi vắt sữa cho ăn tự do, thức ăn tinh cho ăn trong khi vắt sữa.
Có thể lượng hoá kg/con/ngày 15-20-25kg cỏ tươi; 3,5-4,5-3,5kg thức ăn tinh; 5-7-10kg củ quả.
Nước uống rất cần thiết cho trâu sữa, hàng ngày 1 trâu cái uống tới 40-(50 lít nước, phải cung cấp đầy đủ và thường xuyên nước sạch ở máng nước.
2.3. Chăm sóc
Trường hợp trâu đang nuôi con theo mẹ thì khi nghé đã cứng cáp có thể cho theo mẹ, để nghé con luôn được bú sữa mẹ, nhưng nếu là trâu vắt sữa phải nuôi tách hoàn toàn, trường hợp những trâu khó vắt sữa cần sự có mặt của nghé, thì cho nghé đứng cạnh khi vắt sữa hoặc khi cần thúc vú để kích thích xuống sữa.
Hàng ngày tắm chải cho trâu cái để tăng cường tuần hoàn máu, trao đổi chất, mùa nóng tắm hàng ngày, mùa lạnh tắm những ngày trời ấm.
Đặc biệt chú ý giữ vệ sinh bầu vú, núm vú vì trong thời gian này lỗ núm vú luôn mở, rất dễ cho vi trùng xâm nhập gây viêm vú.
Sau khi vắt sữa xong, rửa vú sạch bằng nước sạch và lau khô.
Chuồng trại giữ thoáng mát mùa hè, ấm mùa đông, hàng ngày dọn phân, rửa nền chuồng sạch sẽ, khô ráo; cọ rửa máng ăn, máng uống và cống rãnh thoát nước xung quanh chuồng trại.
Related news
Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.
Ở nước ta, nuôi trâu chủ yếu để lấy sức kéo nên tiềm năng sản xuất trâu thịt hầu như không được chú ý đến. Thực chất thịt trâu giống như thịt bò về nhiều tính chất cơ bản: cấu trúc, thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng, vị ngon. Thịt nghé non, trâu tơ hoặc trâu nuôi chuyên thịt là loại thịt rất ngon, giá bán rất cao.
Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho nhiều loài gia súc và một số loài thú hoang, có thể lây từ súc vật sang người. Ở nước ta, hàng năm bệnh thường xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi biên giới Việt - Trung, Việt - Lào và Việt - Campuchia, gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi trâu bò. Bệnh do virut LMLM gây ra và lây qua đường hô hấp, đường tiêu hóa.