Ký sinh trùng gây chuyển giới ở tôm và giáp xác
Một ký sinh trùng gây chuyển giới đã được phát hiện và được cho là chịu trách nhiệm cho sự chuyển giới tính tôm đực thành tôm cái cũng như ở các loài giáp xác khác. Các nhà khoa học tin rằng việc phát hiện này có thể là một bước đột phá cho nghề nuôi hầu và vẹm xanh thương mại là nghề nuôi đang gặp phải nhiều vấn đề do sự chuyển đổi giới tính.
Nghiên cứu này đã làm đảo ngược 40 năm của tư duy khoa học và các nhà khoa học có thể bắt đầu giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính ở động vật giáp xác gây ra bởi ký sinh trùng chuyển giới.
Các nhà Vi sinh vật học tại Đại học Portsmouth đã phát hiện ra loài ký sinh trùng mới Paramyxean chịu trách nhiệm cho sự chuyển giới ở tôm mà trước đây được cho là do ký sinh trùng microsporidians. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây đã cho thấy rằng microsporidians chỉ đơn giản là "kẻ giấu mặt - hoặc là nhóm trung gian" của loài ký sinh trùng mới tìm thấy mới chính là nguyên nhân gây rối loạn chức năng giới tính ở các loài động vật giáp xác. Các nhà khoa học nhận thấy rằng paramyxean hầu như luôn luôn tồn tại cùng với một ký sinh trùng được biết phổ biế là microsporidians, mà các nhà khoa học trước đây quy cho là tác nhân gây chuyển giới.
Động vật giáp xác như tôm (Echinogammarus marinus), cả hai ký sinh trùng trên có thể lây nhiễm theo chiều dọc từ mẹ sang con cái và chuyển giao giữa các ký chủ, đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của nó là giai đoạn dễ bị tổn thương nhất trong vòng đời. Ký sinh trùng lây nhiễm theo chiều dọc phụ thuộc vào sự thành công sinh sản của các ký chủ để chúng để tồn tại và bằng cách biến các ký chủ thành giới tính cái các ký sinh trùng này có cơ hội tốt nhất để tồn tại.
Tiến sĩ Alex Ford, từ Viện nghiên cứu của trường đại học Khoa học biển (IMS) của Úc, cho biết rằng sự phát hiện này có thể xuất bản thành sách giáo khoa. Ông nói: "Đây là nghiên cứu quan trọng bởi vì chúng ta đang chứng kiến một sự mất cân bằng giới tính là một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái các loài, hơn nữa ảnh hưởng cả chuỗi thức ăn.
Sinh vật biển như tôm và động vật thân mềm là thức ăn cho cá và chim biển vì thế những hậu quả có thể là sâu sắc hơn.Tiến sĩ Stephen Short, IMS, giải thích rằng những loài này thêm vào đó rất dễ bị tổn thương bởi các chất ô nhiễm công nghiệp như nhựa, dầu và PCBs độc hại trong nước làm cho chúng ít có khả năng chống nhiễm trùng hoặc tấn công.
Ông nói: "động vật giáp xác mới nở thường chưa biệt hóa giới tính rất dễ bị tác động trực tiếp hoặc theo cách đặc thù nào đó". Những gì chúng ta đang hiểu biết được là đáng lo ngại cho các hệ sinh thái biển của chúng ta bởi vì vấn đề này có tính chất mãn tính và lan rộng .
Nguồn: The Press Association
Related news
Nuôi cá theo quy trình công nghệ Mỹ và Israel, hệ số sử dụng thức ăn giảm, tỷ lệ rủi ro dịch bệnh thấp, cá tăng trọng nhanh, năng suất cao gấp 3 lần
Trung Quốc đã trở thành thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam, chiếm 23% tổng kim ngạch ở năm 2017 và đang có nhiều cơ hội từ hiệp định ASEAN - Trung Quốc
Nhận thấy hiệu quả từ mô hình nuôi ếch Thái, 2 năm trở lại đây, ngoài việc cung cấp ếch thịt ra thị trường, anh Tân còn mạnh dạn đầu tư phát triển nuôi ếch